06:13 | 25/09/2012

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc, miền núi

(LV) - Nguồn nhân lực có vai trò quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực là đầu tư cho phát triển bền vững trong tương lai.

Với mục tiêu thu hút và tăng cường sự tham gia của các cơ quan chức năng và toàn xã hội, các nhà tài trợ triển khai thực hiện các chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc, miền núi. Diễn đàn “Thực trạng nhân lực vùng dân tộc, miền núi và giải pháp triển khai thực hiện các chính sách phát triển nhân lực vùng dân tộc, miền núi đến năm 2020” do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Ủy ban Dân tộc phối hợp tổ chức mới đây tại Hà Nội đã đề cập nhiều giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc, miền núi.

Dạy nghề thổ cẩm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Dạy nghề thổ cẩm cho thanh niên dân tộc thiểu số.

Nguồn nhân lực đang thiếu và yếu

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đáng kể cho công tác xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển nhân lực đối với những khu vực có đông đồng bào các dân tộc sinh sống đã được các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai thực hiện với mong muốn thực hiện tốt các chính sách nhằm cải thiện nhanh hơn đời sống của bà con dân tộc thiểu số. Nhờ đó vùng dân tộc thiểu số và đồng bào các dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến, thay đổi tích cực, rõ rệt trên các lĩnh vực kinh tế, đời sống, sức khỏe thể chất, sinh hoạt văn hóa…Đặc biệt các vùng có đông các dân tộc thiểu số sinh sống như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đã có sự tăng trưởng rất nhanh đã và đang hội nhập vững chắc vào sự phát triển chung của cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng, vùng đồng bào dân tộc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, còn nhiều vấn đề tồn tại cần được Đảng, Nhà nước quan tâm xem xét giải quyết. Trong đó vấn đề trọng tâm đáng quan tâm nhất chính là trình độ phát triển và mức thu nhập bình quân của các xã có đông dân tộc thiểu số và các hộ dân tộc thiểu số so với mức trung bình của các tỉnh, huyện còn rất thấp và khoảng cách đó ngày càng có xu hướng gia tăng

Nguyên nhân chính là do năng lực nội sinh của vùng dân tộc thiểu số và các dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa đáp ứng được những thay đổi nhanh và mạnh của nền kinh tế thị trường, trong đó thể trạng, tầm vóc người dân tộc nói chung còn nhỏ bé; tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em cao; tuổi thọ trung bình còn thấp; Hệ thống giáo dục còn thiếu cả về số lượng, chất lượng và phương pháp giảng dạy; Học sinh trong độ tuổi đi học nhưng không đến trường còn cao. Việc dạy và học tiếng dân tộc còn hạn chế; Nhận thức, hiểu biết xã hội và kỹ năng sống của thanh, thiếu niên người DTTS còn thấp; Nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi chủ yếu chưa qua đào tạo; Đội ngũ cán bộ là người DTTS vừa thiếu về số lượng và vừa yếu về chất lượng, nhất là cán bộ cấp cơ sở; Khả năng hội nhập quốc tế và tham gia quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn rất hạn chế, chưa có kỹ năng phù hợp với sự phát triển…

Trẻ em vùng cao
Trẻ em vùng cao. Ảnh: Trọng Đạt

Cần có bước đột phá

Để đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền Núi, qua thảo luận các đại biểu đề xuất các giải pháp tiếp cận tốt nhất nhằm xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2020.

Theo ông K’sor Phước, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi để làm cơ sở phát triển nguồn nhân lực: “Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo địa phương, vùng cần tiến hành quy hoạch phát triển nguồn nhân lực có định hướng, lộ trình và bước đi phù hợp, trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch, phân bổ, bố trí sắp xếp hệ thống mạng giáo dục từ mầm non đến bậc phổ thông, các trường chuyên biệt, các trường đào tạo nghề, cao đẳng, đại học. Chú trọng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đa dạng cơ cấu theo nghề nghiệp, có chính sách ưu tiên đào tạo nhân tài cho các dân tộc thiểu số”.

Còn Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền cán bộ Chương trình phát triển dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng: Hiện nay, Việt Nam có nhiều chính sách cho đồng bào dân tộc nhưng chưa có bước đột phá cho phát triển nguồn nhân lực. Thực tế, trong cộng đồng 53 dân tộc thiểu số, có cộng đồng khá phát triển, chỉ có một số nhóm dân tộc cần có sự can thiệp đặc thù, các chính sách cũng cần quan tâm tới tính đặc thù cho từng vùng. Phải có hướng quy hoạch phát triển nhân lực, tập trung ưu tiên cho phát triển nhân lực giáo dục và y tế. Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, nhưng khi thực hiện các chính sách thì sự phối hợp giữa các Bộ, ngành còn nhiều bất cập, cần phải có sự liên thông để tìm cách tháo gỡ khó khăn, cho nên cần phải có chính sách toàn diện.

Cùng trăn trở với vấn đề mà Diễn đàn quan tâm, TS.Phan Văn Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc đề xuất giải pháp: “Phát triển nguồn nhân lực phải đặc biệt chú trọng công tác đào tạo cán bộ. Phải coi phát triển nguồn nhân lực là đầu tư phát triển bền vững trong tương lai. Chúng ta phải có một chương trình đào tạo trí thức nhân tài trong thời gian tới, làm sao mỗi dân tộc đều có những trí thức để dẫn dắt dân tộc mình phát triển. Phải có một chương trình đưa các thanh niên ưu tú dân tộc thiểu số đi học tập ở nước ngoài, tiếp cận được công nghệ mới, kiến thức mới chứ không chỉ học ở trong nước”.

Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Do vậy cần nhìn nhận phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện như một khâu chiến lược đột phá trong Khung chính sách dân tộc tầm nhìn đến năm 2020 để người DTTS được tiếp cận tới đào tạo kỹ năng và qua đó kết nối được với thị trường lao động.

Minh Phương

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site