19:04 | 22/11/2013

Trang phục các dân tộc thiểu số đang chịu sự tác động biến đổi

(LV) - Ngày 22/11, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo “Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay”.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: HN

Hội thảo đã quy tụ những đóng góp, phát hiện, đề xuất của nhiều nhà khoa học, quản lý trong lĩnh vực văn hóa, dân tộc, nhân học, bảo tồn, bảo tàng, thư viện…

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cùng với sự giao thoa về văn hóa, sự tác động của kinh tế thị trường, đời sống của người dân các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, đây cũng là lúc cuộc sống và trang phục của người dân các dân tộc thiểu số bắt đầu có sự biến đổi nhanh chóng. Sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh nhất đối với những tộc người có số dân ít, những tộc người sinh sống ở những địa bàn giao thoa, ảnh hưởng văn hóa cao.

Từ những vấn đề thực tiễn đặt ra, Hội thảo đã tập trung thảo luận: Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay; Những yêu cầu mới để trang phục các dân tộc đáp ứng với sự hài hòa và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện đại; Những giải pháp để kết hợp giữa truyền thống và hiện đại…

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh: “Trang phục là yếu tố văn hóa chuyển tải sắc thái tộc người, sắc thái địa phương và chứa đựng giá trị lịch sử - văn hóa, nhân văn sâu sắc. Việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện kinh tế-xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường lịch sử xã hội nhân văn, nhận thức thẩm mỹ của cá nhân, cộng đồng các dân tộc… Đặc biệt là sự tác động của chủ trương, chính sách liên quan đến bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc nói chung, trang phục truyền thống nói riêng”.

Đến từ Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, GS. Hoàng Nam cho rằng bảo tồn trang phục dân tộc là phải nghĩ đến các giá trị của bộ trang phục. Bảo tồn phải nhằm mục đích là phát huy, phát triển giá trị lịch sử của nó. Nếu bảo tồn không rõ mục đích, không đạt hiệu quả nhất định, thì việc bảo tồn sẽ không có ý nghĩa và sẽ không bao giờ bảo tồn được.

Trình diễn trang phục dân tộc tại Hội thảo
Trình diễn trang phục dân tộc tại Hội thảo. Ảnh: HN

Trước những trước sức ép khó cưỡng của nhu cầu mưu sinh, cuộc sống, PGS - TS. Đoàn Thị Tình đề xuất một số giải pháp "Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam kế thừa và phát triển". PGS.TS Đoàn Thị Tình cho rằng phải nâng cao nhận thức của người dân yêu cái đẹp, tự hào về bộ trang phục truyền thống của mình; cần có sự tham gia của bà con đồng hành với những quy ước việc sử dụng trang phục truyền thống; Nhà nước, các ban, ngành cần quan tâm, khuyến khích bà con khôi phục phát triển nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm cũng như đồ mỹ nghệ trang sức; Cải tiến, cách tân phù hợp với thị hiếu giới trẻ mặc thường nhật khi tham gia công tác xã hội và đến công sở.

Bên cạnh các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quản lý ở trung ương, ý kiến của nhiều chủ thể văn hóa, các nghệ nhân, những người sáng tạo, chủ nhân của những bộ trang phục truyền thống dân tộc đến từ các địa phương như: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Gia Lai, Kon Tum, … đã đem lại cái nhìn sống động về những diễn biến ở cơ sở và những giải pháp, bảo tồn từ thực tiễn từ mỗi địa phương. Đây cũng là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bạn hành các chính sách thích hợp nhằm bảo tồn, phát huy, thích ứng trang phục các dân tộc thiểu số trong thời gian tới.

Hoài Nam

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site