08:52 | 04/10/2015

Độc đáo lễ cúng cây đu

(LV) - Người Hà Nhì ở Mường Tè, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có nhiều phong tục đặc sắc, trong đó có lễ cúng Giế Khừ Già, hay còn gọi là lễ cúng cây đu trong Tết mùa mưa - một trong bảy cái Tết trong năm theo phong tục cổ truyền của người Hà Nhì.

>>> Thách thức bảo tồn dân tộc dưới 10.000 người

>>> Lễ cấp sắc cho bà Then của người Tày

Trong khuôn khổ các hoạt động “Vui Tết Độc lập” tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào dân tộc Hà Nhì đến từ xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã tổ chức tái hiện Lễ cúng cây đu trong Tết mùa mưa để giới thiệu tới người dân Thủ đô và du khách.

Để chuẩn bị cho lễ Giế Khừ Già, nhà nào trong bản cũng dậy sớm đun nước, mổ lợn, nấu cơm, làm bánh dày… chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên.

Thầy cúng đặt đồ cúng một thứ một ít lên ván đu
Thầy cúng đặt đồ cúng một thứ một ít lên ván đu.

Người Hà Nhì quan niệm nếu lợn thịt vào lễ hội mùa mưa năm nay nặng hơn thì bản làng sẽ làm ăn phát triển hơn năm cũ trường hợp không được như ý thì người ta cũng vờ nói là lợn năm nay nặng hơn để mong muốn sự phát triển đến với từng gia đình và cả bản. Khi thịt lợn người ta phải chú ý tránh không để cho lá gan bị tổn thương, lá gan còn phải dính nguyên mật đặt lên trên mâm cúng cho người chủ lễ xem điềm gở hay điềm lành trong năm.

Khi đồ cúng lễ đã được sửa soạn xong, chủ lễ hướng dẫn mọi người sắp mâm cúng dâng lên các thần linh. Mâm lễ cúng gồm có: Đầu lợn (1 cái), trứng gà (1 quả), bánh dày, rượu trắng, muối (1 bát), gạo (1 bát), đũa (12 đôi), chén rượu (12 chén), giỏ đựng bát…

Thầy cúng đặt đồ cúng một thứ một ít lên ván đu
Thầy cúng đặt đồ cúng một thứ một ít lên ván đu.

Mâm cúng được đặt cạnh cây đu đủ, chủ lễ làm lễ khấn dâng lên các thần linh và linh hồn của tổ tiên người Hà Nhì cầu mong phù hộ cho con cháu người Hà Nhì năm đó làm ăn, chăn nuôi phát triển, mùa màng bội thu, bà con trong bản khỏe mạnh để năm sau con cháu lại cúng Tết mùa mưa to hơn năm trước…

Khấn xong thầy cúng tháo dây buộc ở tấm ván đu rồi lấy thức ăn trên mâm cúng đặt lên ván đu, mỗi loại một ít rồi đu đi, đu lại 3 lần bằng tay để tượng trưng cho điều xấu thì văng đi, điều lành thì đem lại. Sau đó thầy cúng chọn 1 người nam và 1 người nữ (đã được cộng đồng lựa chọn từ trước) lên ván của cây đu, thầy cúng vừa đặt lời khấn vừa đẩy đôi nam nữ trên ván của cây đu đủ 3 lượt với ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi, nảy nở; xong tất cả các thành viên tham gia cúi lạy theo thầy cúng.

Sau khi hoàn tất mọi thủ tục cúng lễ, tất cả anh em, bà con dân bản cùng uống rượu và múa hát quanh cây đu
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục cúng lễ, tất cả anh em, bà con dân bản cùng uống rượu và múa hát quanh cây đu.

Khi mọi thủ tục cúng lễ hoàn tất, tất cả anh em, con cháu, hàng xóm trong bản cùng uống rượu, hát những bài dân ca mừng năm mới để chúc nhau; cùng nhau tham gia vòng xòe, điệu múa trống truyền thống, chơi đánh đu và các trò chơi dân gian.

Tết mùa mưa được tổ chức định kỳ vào tháng 6 Âm lịch hàng năm khi cây lúa đã vào thì con gái.

Để chuẩn bị cho Tết mùa mưa, người ta phải dựng 2 cây đu là đu lăng, đu quay và 2 cái bập bênh là bập bênh lên xuống, bập bênh quay.

Theo quan niệm của người Hà Nhì, cái đu lăng vươn cao hàng chục mét với ngọn lá xum xuê thể hiện khát vọng của con người về một sự phát triển tốt đẹp. Còn cái đu quay trông như cái guồng nước to tròn phản ánh mong muốn về sự no đủ.


Nguyễn Minh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site