16:10 | 25/03/2016

Tìm giải pháp bảo tồn phát huy di sản văn hóa, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số

(LV)- Cần xác định các nội dung văn hóa, văn học, văn nghệ truyền thống cần được bảo tồn, phục dựng, giữ gìn, từ đó lựa chọn ưu tiên trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc, đồng thời xác định hình thức, giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc trong đời sống cộng đồng và đời sống xã hội.

>>> Gặp mặt các văn nghệ sỹ người dân tộc thiểu số được phong tặng NSND, NSƯT 

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu khai mạc Hội nghị-Hội thảo
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu khai mạc Hội nghị-Hội thảo. Ảnh: Hà Tuấn

Sáng 25/3, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị gặp mặt giao lưu các văn nghệ sĩ, người dân tộc thiểu số được phong tặng NSND, NSƯT, Nghệ nhân ưu tú và Hội thảo về giải pháp trong sưu tầm, bảo tồn phát huy di sản văn hóa, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số năm 2016. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã tới dự.

Hội nghị - Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 văn nghệ sĩ, từ các vùng miền Tổ quốc đại diện cho nghệ sĩ nghệ nhân cả nước đã được Đảng Nhà nước phong tặng NSND, NSƯT, Nghệ nhân ưu tú.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: Văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc nhưng chưa được bảo tồn, phát huy đúng mức và đang đứng trước nguy cơ bị phai nhạt, mất dần bản sắc văn hoá tộc người, cá biệt có dân tộc đã không còn tồn tại mô hình cư trú, làng bản truyền thống….

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng cũng có sự tác động làm biến dạng, biến đổi giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc. Hội nghị - Hội thảo lần này nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò trách nhiệm của văn nghệ sỹ, nghệ nhân các dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, sáng tạo nhiều giá trị văn hóa mới, nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân và góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời cũng là để ghi nhận, tôn vinh, biểu dương những đóng góp của các văn nghệ sỹ, nghệ nhân đã được Đảng, Nhà nước tặng các danh hiệu cao quý.

Hội nghị - Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 văn nghệ sĩ, từ các vùng miền Tổ quốc đại diện cho nghệ sĩ nghệ nhân cả nước đã được Đảng Nhà nước phong tặng NSND, NSƯT, Nghệ nhân ưu tú
Hội nghị - Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 văn nghệ sĩ, từ các vùng miền Tổ quốc đại diện cho nghệ sĩ nghệ nhân cả nước đã được Đảng Nhà nước phong tặng NSND, NSƯT, Nghệ nhân ưu tú. Ảnh: Hà Tuấn

Tại Hội nghị - Hội thảo, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý, đặc biệt là các văn nghệ sĩ tiêu biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, tham luận, tập trung vào những nội dung như: bảo tồn các giá trị di sản văn hóa văn học nghệ thuật truyền thống của các dân tộc; giải pháp hữu hiệu, cơ chế chính sách đặc thù tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của văn học nghệ thuật trong sáng tác nâng cao chất lượng nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, phát huy những giá trị văn học truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; giải pháp bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số…

Đại diện dân tộc Chăm (Ninh Thuận), họa sĩ Chế Kim Chung cho biết, theo thời gian văn hóa truyền thống người Chăm bị mai một. Vì vậy, để có thể bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, tỉnh đưa ra một số kiến nghị như: cần tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến các loại hình nghệ thuật, thơ ca, âm nhạc, đặc biệt là các điệu múa; đồng thời việc dạy ngôn ngữ, chữ viết dân tộc Chăm cần đưa vào các bậc giáo dục cao hơn ngoài bậc tiểu học; xây dựng các nhà làng truyền thống người Chăm; phát triển phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới; đưa các tác phẩm văn học nghệ thuật của tác giả người dân tộc thiểu số vào chương trình sách giáo khoa, tạp chí…

Đồng tình với ý kiến này, nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Hội viên Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng cho rằng, cần có kế hoạch khảo sát điều tra ở các vùng dân tộc thiểu số, những di sản cần lưu giữ cấp bách để có kế hoạch tài chính cho việc lưu giữ đó; ngoài ra phân loại các di sản cần lưu giữ, phát triển thuộc loại hình nào; có chính sách và các quy định cụ thể để khuyến khích việc bảo tồn và gìn giữ các di sản cá nhân, các di cảo của các nhà văn hóa…

Quang cảnh Hội nghị-Hội thảo
Quang cảnh Hội nghị-Hội thảo. Ảnh: Hà Tuấn

Trong khuôn khổ Hội nghị - Hội thảo, các đại biểu văn nghệ sĩ, người dân tộc thiểu số được phong tặng NSND, NSƯT, Nghệ nhân ưu tú sẽ có chương trình tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh và Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan và giao lưu tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Song Nguyên
Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site