22:52 | 02/02/2017

Tái hiện trích đoạn “Tết Nhảy” của người Dao Quần Chẹt

(LV) - Sáng 2/2, tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đồng bào Dao Quần Chẹt (Ba Vì) đã tái hiện “Tết Nhảy”. Đây là dịp để người Dao lễ thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn là nghi lễ cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà, công việc làm ăn thuận lợi.

 >>> Sắc xuân hội tụ dưới “Ngôi Nhà Chung”

Tết Nhảy trong đời sống của người Dao Quần Chẹt

Người Dao thiên di từ Trung Quốc đến Việt Nam trong một quá trình lâu dài và đến khu vực Hoà Bình vào khoảng trên dưới 700 năm đến 100 năm. Theo sách Sử Dung, cộng đồng, tông tộc của người Dao đầu tiên cử hai người đi trước sang Việt Nam, sau đó về đóng 7 chuyến thuyền dẫn bà con nhân dân vượt biển Đông vào đất liền. Trong quá trình trên biển, đoàn thuyền gặp hoạn nạn, mưa to bão lớn mịt mùng. Một số chiếc đã bị nhấn chìm xuống biển, những thuyền còn lại cũng mỏng manh trước sóng gió biển cả. Hai ông Tặng Xị và Phiềng Tặng ụi thay mặt bà con cầu khấn đất, trời, long vương nếu qua được hiểm nguy vào được đất liền, lập làng, lập xóm thì người Dao sẽ làm Tết Nhảy để tạ ơn.

Tết Nhảy được người Dao duy trì và phát triển về sau còn bắt nguồn từ những truyền thuyết về cuộc thiên di đầy bi tráng và hào hùng của tổ tiên. Trung bình mỗi đời người đàn ông thực hiện vài ba lần Tết Nhảy để tạ ơn trời, đất, long vương, thánh thần, tổ tiên. Tết Nhảy còn là dịp để cúng tổ trạch, táo quân, thần mưa, thần gió; cầu mùa, cầu phúc, cầu an lành. Cứ vào khoảng tháng 11 âm lịch, khi hoa đào, hoa mơ chúm chím những nụ xuân thì khắp các bản làng người Dao lại rộn ràng những đêm Tết Nhảy.

Các thầy cúng làm lễ cúng ông cổ (tổ tiên được cấp sắc từ 7 đèn trở lên)
Các thầy cúng làm lễ cúng ông cổ (tổ tiên được cấp sắc từ 7 đèn trở lên).

Tết nhảy là một nghi lễ đặc biệt trong thờ cúng tổ tiên của người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì nói riêng và của dân tộc Dao nói chung. Có nhiều dị bản về nguồn gốc của Tết nhảy nhưng nhìn chung đều thống nhất về nội dung cơ bản sau: Trong chuyến di cư vượt biển sang Việt Nam tìm đường sống của con cháu 12 họ Dao, sau nhiều tháng lênh đênh trên biển mà chẳng tới bờ, bất ngờ đoàn thuyền của các họ Dao gặp bão, bị sóng to gió lớn như muốn nhấn chìm thuyền, tính mạng các họ Dao bị đe doạ. Trong cơn nguy cấp, các họ Dao khấn cầu xin Bàn Vương và tổ tiên giúp đỡ vượt qua cơn hoạn nạn, vào đến đất liền an toàn và hứa sẽ xem ngày làm lễ tạ ơn. Hầu hết các họ Dao hứa làm Tết nhảy. Lời cầu linh ứng, từ đó về sau theo lời hứa, các họ người Dao tổ chức Tết nhảy để tạ ơn tổ tiên nhưng tuỳ lời hứa của từng họ mà chu kỳ tổ chức Tết nhảy của các họ khác nhau, thường từ 10 – 15 năm/lần.

Các nghi lễ chính

Khai lễ: Đúng ngày giờ đã định, hai thầy cúng được gia chủ mời đến bắt đầu lập đàn cúng. Sau phép tẩy uế, thầy cúng thực hiện nghi lễ mở và treo các bộ tranh thiêng của người Dao là bộ Tam thanh, Hành sư lên xung quanh tường nhà. Tiếp đó, thầy sliêu họ bày biện các lễ vật thờ cúng, làm lễ khấn xin được làm Tết nhảy và kính mời các thần linh, Bàn Vương, gia tiên về dự lễ. Lễ này được thực hiện bằng các điệu múa mời như đưa đường, bắc cầu để đưa đón thần linh, tổ tiên về ăn tết.

Chủ tế thỉnh mời Ngọc Hoàng về dự Tết Nhảy của đồng bào Dao
Chủ tế thỉnh mời Ngọc Hoàng về dự Tết Nhảy của đồng bào Dao.

Chính lễ: Phần này được bắt đầu từ lễ khai đàn và kết thúc bằng lễ chiêu binh. Xuyên suốt nội dung phần chính lễ là các điệu múa, lời hát kết hợp với tiếng chiêng trống rộn ràng.

Lễ khai đàn do thầy chủ trì với nội dung trình báo công việc chuẩn bị nhiàng chầm đao trước các chư vị thần linh nội ngoại lý và xin được chính thức cử hành nghi lễ. Lễ nhiàng chầm đao được bắt đầu bằng các điệu múa nối tiếp nhau.

Các điệu múa trong Tết Nhảy của người Dao Quần Chẹt
Các điệu múa trong Tết Nhảy của người Dao Quần Chẹt.

Khởi đầu là điệu múa “tam nguyên an ham”. Thầy khoi tàn múa đi trước, theo sau khoảng 10 thanh niên cầm cờ (lá cờ có cán dài khoảng 50 cm) múa với những động tác tung cờ, phất cờ khoẻ khoắn tượng trưng cho sức mạnh của âm binh. Đây là điệu múa có tính chất dạo đầu của Tết nhảy.

Múa đao của người Dao
Múa đao của người Dao.

Tiếp sau điệu múa “tam nguyên an ham” là điệu múa chính của nghi lễ - múa dao. Múa dao còn gọi là múa “ra binh vào tướng”, một điệu múa rất hùng tráng biểu dương cho tinh thần thượng võ của người Dao. Những thanh niên khoẻ mạnh đã qua lễ cấp sắc với đạo cụ múa là con dao găm bằng gỗ thực hiện những động tác nhảy, quay, nhún, bật tung người rất nhanh, mạnh, dứt khoát, lướt đi trong tiếng trống, thanh la, não bạt trầm hùng như tái hiện lại những trang sử vẻ vang, oanh liệt của cha ông xưa trong quá trình đấu tranh chống lại giặc giã.

Chủ tế cúng Bàn Vương
Chủ tế cúng Bàn Vương.

Kết thúc phần chính lễ là lúc ông chủ đám (sliêu họ) mặc quần áo thầy cúng có thêu rồng đi ra ngoài sân thổi tù và, khấn Ngọc Hoàng thượng đế xuống chứng giám. Sau khi đã được Ngọc hoàng thượng đế công nhận, thầy Sliêu họ làm lễ cúng tiễn Ngọc hoàng thượng đế về thượng đình và bắt đầu làm các nghi lễ chiêu binh. Thầy sliêu họ khấn cúng các thần, Bàn Vương và gia tiên về ngự trên bàn thờ tổ tiên rồi làm phép thu thánh tướng, âm binh vào một thanh đoản đao, đặt thanh đoản đao lên bàn chân và hất mạnh lên bàn thờ, nếu thanh đao lọt vào trong ngăn thờ nghĩa là các thánh thần, tổ tiên đã chấp thuận, phần chính lễ coi như hoàn thành.

Lễ tiễn đưa: Sau nghi lễ chiêu binh, mọi người bắt đầu làm cỗ cúng Bàn Vương, thần thánh và tổ tiên. Trước bàn thờ gia chủ, thầy sliêu họ cúng tạ kết thúc Tết nhảy. Nội dung chính của bài cúng là tạ ơn các thần linh, thổ địa, Bàn Vương đã về tiếp nhận và chứng kiến lòng thành của gia chủ trong Tết nhảy. Ngoài cúng tạ ơn, bài cúng cũng cầu xin các thần linh xá tội cho nếu trong Tết nhảy gia chủ có điều gì sơ xuất; cầu mong các thánh thần, Bàn Vương, gia tiên phù hộ cho gia đình, dòng họ, thôn bản sang năm mới được mạnh khoẻ, bình an, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát đạt.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá trong Tết nhảy

Mặc dù Tết nhảy là nghi lễ do một gia đình, một dòng họ tổ chức nhưng nó được cả thôn bản tham gia với một không khí náo nức, rộn ràng, trở thành nghi lễ cộng đồng của cả thôn bản. Trong suốt thời gian ba ngày ba đêm diễn ra Tết nhảy là sự đan xen giữa các nghi thức cúng tế, nhảy múa rồi ăn uống vui vẻ của cả cộng đồng. Tết nhảy đã góp phần quan trọng củng cố sự thống nhất trong cộng đồng người Dao ở Ba Vì.

Phần hội trong
Phần hội trong "Tết Nhảy" của người Dao Quần Chẹt.

Tết nhảy không chỉ là nghi lễ thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn là nghi lễ cầu phúc, cầu may, với mong muốn tẩy trừ hết những điều bất hạnh, rủi ro của năm cũ; cầu xin trời đất, tổ tiên phù hộ cho do gia đình, dòng họ, làng bản một năm mới dồi dào sức khoẻ, cầu cho mưa thuận gió hoà, công việc làm ăn thuận lợi. Đây cũng là dịp để người Dao ôn lại lịch sử gia đình, lịch sử của dân tộc; ôn lại vốn văn hoá truyền thống của người Dao thông qua nội dung những bài khấn, những lời ca, điệu múa. Qua Tết nhảy, bản sắc văn hoá của người Dao được thể hiện một cách sâu sắc. Những bộ trang phục truyền thống với đường thêu tinh tế có dịp được khoe sắc. Các bài cúng bằng chữ Nôm Dao, các điệu múa, lời ca, các món ăn truyền thống... Có dịp được ôn lại để trao truyền cho thế hệ con cháu mai sau, góp phần giữ gìn hồn thiêng của dân tộc.

Tố Oanh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site