16:09 | 29/08/2017

Bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết của đồng bào Thái

(LV) - Người Thái có một nền văn hóa đặc sắc, đặc biệt, họ có chữ viết lưu giữ được nhiều di sản văn hóa của cha ông. Chữ Thái ở Việt Nam là loại chữ cổ và hiện nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn từ tổ tiên người Thái để lại.

>>> Về làng Jun đi cà kheo với đồng bào

Ngôn ngữ và văn tự của người Thái cũng gần khá phong phú và hoàn chỉnh. Người Thái là một cộng đồng tộc người có ngôn ngữ riêng, có chung cội nguồn ngôn ngữ với tiếng nói của các dân tộc: Tày, Nùng, Lào, Lự, Bố y, Sán Chay ở Việt Nam; với tiếng Lào và Thái Lan; với tiếng Choang và tiếng Thái ở miền Nam Trung Quốc.

Về mặt cấu trúc ngôn ngữ, ta có thể thấy tiếng Thái nổi bật lên một số nét cơ bản như sau: Do dùng chung một cội nguồn, ngôn ngữ nhóm người Thái có được một tổng thể thống nhất. Là một thứ tiếng có khá nhiều vùng thổ ngữ. Song nếu một người có thể tường tận đọc, nói, viết được một loại thổ ngữ có thể giao tiếp được với người Thái ở các nhóm Thái, các vùng khác nhau.

Tiếng Thái có âm tiết và có thanh điệu - một âm mang một thanh tạo thành một từ biểu đạt ý. Về cấu trúc các thành phần trong cú pháp tiếng Thái cùng một mô típ với tiếng Việt, đó là thứ tự: Chủ ngữ - vị ngữ - các thành phần tân ngữ và bổ ngữ. Ngôn ngữ Thái rất phong phú, biểu hiện được mọi cung bậc tình cảm.

Đặc biệt dân tộc Thái có chữ viết riêng, là một trong những dân tộc được đánh giá là có chữ viết sớm nhất ở vùng Đông Nam Á cổ đại. Đây là thứ tiếng phát triển, đã sớm hình thành ngôn ngữ văn học và có thể diễn đạt được sự vật tự nhiên, xã hội mà con người cần nhận thức. Đương nhiên, để thực hiện điều đó người Thái đã du nhập, vay mượn các yếu tố ngôn ngữ sắc tộc khác. Trong đó, có phần đóng góp của tiếng Việt hiện nay là quan trọng và chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Song, đây là một loại ngôn ngữ chưa được nghiên cứu một cách tường tận để có thể có được một nền ngữ pháp cũng như từ điển.

Do đó, ngôn ngữ Thái mới chỉ đạt ở trình độ văn hoá dân gian, chưa từ có được một nền ngôn ngữ bác học. Có ngôn ngữ, văn tự người Thái đã xây dựng được một nền văn hóa của mình.

Có thể coi đây là sự tổng kết quá trình tư duy các quá trình tự nhiên, xã hội bằng hình tượng của nghệ thuật ngôn ngữ, cấu tạo thành ba luồng cơ bản: Văn học dân gian truyền miệng gồm: Các câu truyện thần thoại, giúp ta có thể hình dung được về bức tranh lịch sử của dân tộc Thái. Các câu truyện cổ tích mang tuệ và kẻ ngồi mát ăn bát vàng...và kết quả bao giờ cũng khẳng định sự toàn thắng của yếu tố thiện và người lao động chăm chỉ. Thành ngữ, ngạn ngữ, tục ngữ và dân ca phát triển, ngôn ngữ Thái mới thoát khỏi chỉ có lớp từ vựng cơ bản để vươn tới tri thức văn học.

Theo cộng đồng tộc người này thì có văn hóa nghĩa là biết nói, biết viết, sử dụng thành ngữ, ngạn ngữ, tục ngữ, dân ca hợp ngữ cảnh và ngược lại. Bởi họ cho rằng: “ngôn ngữ là sự gạn lọc tinh khiết của tư duy” Văn học được ghi chép thành văn: Khi nói đến văn hóa Thái không thể không nói đến những pho sách cổ - tài sản vô giá không chỉ của dân tộc Thái mà của cả dân tộc Việt Nam.

 

Những pho sách cổ này nêu ba chủ đề lớn như sau: Những tác phẩm nói về lịch sử xã hội, như cuốn sách nhan đề “Kể chuyện bản mường” (Quăm tô mương). Tác phẩm này đã được dịch ra và xuất bản bằng tiếng Việt. Cùng đó, còn có các tập thơ lịch sử nhan đề Dựng mường lớn (Phanh mương luông), Dựng mường nhỏ (Phanh mương nọi), đặc biệt là tập sử thi nổi tiếng nhan đề: Những bước đường chinh chiến của cha ông (Táy pú xớc)…và rất nhiều những tập thơ như: Chống giặc cờ vàng (1873- 1880); Cuộc nổi dậy của người tù Sơn La do Cai Khạt đứng đầu (1911), Cuộc nổi dậy chống Pháp ở Sầm Nưa - Sơn La (1914 - 1916)…

Những tác phẩm ghi chép về luật lệ bản mường, phong tục tập quán cưới xin, ma chay được tập hợp trong cuốn “Luật tục Thái ở Việt Nam”. Những tập mang nội dung văn hóa tâm linh biểu hiện vũ trụ quan, thế giới quan folklore nguyên Thái. Những tác phẩm văn học bằng thơ rất nhiều.

Đến nay, đã có một số tác phẩm được biên dịch và xuất bản như Xống Chụ Xon Sao, Khun Lu Nàng ủa, Tán Chụ Xiết Xương là những tác phẩm rất nổi tiếng. Trong đó, phải kể đến tập truyện thơ: Tình Ca - tập thiên tình ca tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) không chỉ đạt đỉnh cao trong loại hình văn học này mà cho cả nền văn học cổ điển Thái Việt Nam.

Ngoài ra, còn có rất nhiều sách Thái cổ ghi lại những phong tục tập quán, lễ nghi, ca dao tục ngữ, các bài cúng và Sách về các bài thuốc chữa bệnh dân gian.

Tuấn Anh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site