10:42 | 20/11/2017

Tái hiện Lễ Ok Om Bok của người Khmer

(LV) – Chiều 19/11/2017, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra lễ Ok Om Bok của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng.

>>> Xây dựng và phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ mới 

Đây cũng là một trong lễ hội được tái hiện trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2017.

Vị Achard chủ trì buổi lễ
Vị Achard chủ trì buổi lễ

Lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng, là lễ hội lớn nhất và được chờ đợi nhiều nhất trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ (ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch). Người Khmer làm lễ Cúng Trăng nhằm cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng được hưởng hạnh phúc. Đối với người Khmer, mặt trăng được xem như một vị thần điều tiết mùa màng, phù hộ cho dân làm kinh tế khá giả trong năm, nên trong ngày này, mọi nhà đều tham gia lễ Cúng Trăng. Lễ hội thường diễn ra tại các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng…, nơi đồng bào dân tộc người Khmer sinh sống đông đúc. Trong ngày này, dân làng có thể tập trung ở sân chùa hoặc làm lễ cúng ngay ở sân nhà mình.

Chuẩn bị thả lồng gió
Chuẩn bị thả lồng gió.

Cúng trăng còn liên quan đến sự tích “Con thỏ và mặt trăng”. Nghi thức buổi lễ được tổ chức ở ngoài sân trống, không bóng cây che khuất mặt trăng. Thức cúng gồm: cốm dẹp, môn, khoai, mía, các loại trái cây, chè đậu…(trong đó cốm dẹp là thức cúng chính). Đồng bào cắm hai cây trúc hoặc tầm vông làm như cổng có treo vài trái cau tươi cắt lột thành hai cánh gọi là con Long (ong bầu) trang trí hoa kiểng. Dưới cổng có kê một cái bàn, trên bàn có sla thor đôông và các thức cúng. Sau đó, trải chiếu mời mọi người ngồi, chắp tay hướng về phía mặt trăng. Khi mặt trăng lên khỏi rặng cây, lên nhang đèn, rót trà mời ông Achard làm chủ buổi lễ, khấn vái xin thần mặt trăng tiếp nhận và ban phúc cho mọi người đạt thành quả trong một năm cao hơn.

Du khách nước ngoài cùng trải nghiệm ẩm thưc của người Khmer
Du khách nước ngoài cùng trải nghiệm ẩm thưc của người Khmer.

Cúng xong, trước tiên vị Achard tụ tập trẻ con thiếu nhi lại, ngồi xếp chân chắp tay hướng lên Thần mặt trăng, rồi vị Achard nắm lấy cốm dẹp cùng các thức cúng, mỗi thứ một ít đút vào miệng của các em, còn tay kia thì đấm nhè nhẹ vào lưng và hỏi các em ước nguyện điều gì trong dịp này? những câu trả lời của các em chính là kết quả tương lai. Tiếp đó, mời bà con ăn chung thức cúng và cùng chung vui múa hát, thả lồng đèn gió và lồng đèn nước tới khuya mới chấm dứt (thả lồng gió người Khmer gọi là Bong hóh Kôôm cho bay tới nơi bảo lưu tóc và hàm răng của Đức Phật mà chư tiên đang lưu giữ ở Thiên đình và thả bóng đèn nước người Khmer gọi là Lôy pro tip cho trôi đến nơi bảo lưu hàm răng dưới của Đức Phật mà Long vương đang lưu giữ ở Long triều).

Buổi lễ tái hiện có sự tham dự của đông đảo du khách trong và ngoài nước, đây là dịp để họ được trải nghiệm văn hóa, ẩm thực đồng bào Khmer như cốm dẹp và thả đền lồng gió, rồi hòa chung bản nhạc Niềm vui Ok Om Bok do dàn nhạc ngũ âm tấu cùng với những điệu múa hát các ca khúc truyền thống của dân tộc Khmer tạo không khí rộn ràng tại không gian làng dân tộc Khemr, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Minh Quế (Ảnh Hải Yến)

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site