23:29 | 20/01/2018

Sơn La: Trao tặng 1.000 mũ bảo hiểm “tằng cẩu” cho phụ nữ dân tộc Thái

(LV) - Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa phối hợp Ban An toàn giao thông tỉnh Sơn La đã trao tặng 1.000 mũ bảo hiểm "tằng cẩu" cho các bà, các mẹ, chị em đồng bào Thái huyện Yên Châu.

>>> Đánh giá hiệu quả mô hình điểm phát triển cộng đồng và đề xuất giải pháp nhân rộng

Ngày 19/01, tại bản Luông Mé, Na Pản, xã Chiềng Đông (Yên Châu, Sơn La), Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (Ủy ban ATGT Quốc gia) phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh Sơn La, Ban An toàn giao thông huyện Yên Châu, Quỹ An toàn giao thông đường bộ Anh Quốc tổ chức Chương trình “Trao tặng mũ bảo hiểm dành riêng cho phụ nữ dân tộc Thái có hoàn cảnh khó khăn".

Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, đây là đợt trao mũ bảo hiểm cuối cùng được Quỹ An toàn giao thông đường bộ Vương quốc Anh (SRF) dành cho nhân dân Việt Nam trong năm 2017. Trong số 1.000 mũ bảo hiểm tằng cẩu vừa được trao, có 400 chiếc được trao trực tiếp cho 400 phụ nữ thuộc 2 bản Luông Mé và Na Pản thuộc Xã Chiềng Đông, Huyện Yên Châu.

Ông Khuất Việt Hùng trao tặng mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái
Ông Khuất Việt Hùng trao tặng mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị, sau khi được tăng mũ, các mẹ, các chị thường xuyên sử dụng khi tham gia giao thông, đồng thời, trở thành những tuyên truyền viên, vận động người thân và những người xung quanh chấp hành tốt quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

 

Mũ bảo hiểm tằng cẩu dành riêng cho phụ nữ dân tộc Thái
Mũ bảo hiểm tằng cẩu dành riêng cho phụ nữ dân tộc Thái.

Giản dị, mộc mạc nhưng từ bao đời nay Tẳng cẩu vẫn luôn song hành và gắn bó mật thiết với cuộc sống của những người phụ nữ Thái đen; trở thành nét đặc trưng quan trọng – một dấu hiện nhận biết không bị nhầm lẫn với bất cứ dân tộc nào khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chính những phong tục, những nét bản sắc riêng có này lại lại gây bất lợi trong an toàn giao thông, việc đội mũ bảo hiểm thông thường không có tác dụng bảo vệ, cảnh sát giao thông khó xử phạt nếu phụ nữ Thái không đội mũ bảo hiểm.

Chị Lò Thị Mai, hân hoan chia sẻ: "Với phụ nữ Thái, tẳng cẩu là bản sắc mà đã là bản sắc thì không thể bỏ, không đội mũ bảo hiểm thì biết là vi phạm an toàn giao thông, mà đội thì khó lắm, giờ có mũ bảo hiểm này để đội thì đảm bảo an toàn giao thông. Chúng tôi rất vui khi được nhận và mong muốn loại mũ bảo hiểm này sẽ được bán riêng cho đồng bào Thái"

 

Nụ cười hân hoan khi nhận mũ bảo hiểm dành riêng cho đồng bào mình
Nụ cười hân hoan khi nhận mũ bảo hiểm dành riêng cho đồng bào mình.

Hiện cả nước có hơn 219 nghìn phụ nữ dân tộc Thái đã kết hôn, tập trung ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình, Yên Bái, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An. Kinh phí mua mũ bảo hiểm từ 300-400 nghìn đồng/chiếc, tuỳ theo số lượng đặt sản xuất.

Trước đó, để khắc phục tình trạng này, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, một số doanh nghiệp sản xuất loại mũ có phần chóp nhô lên đỉnh mũ, đạt tiêu chuẩn dành cho phụ nữ dân tộc Thái.

Tố Oanh (ảnh: Thành Vũ)

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site