19:20 | 26/05/2018

Mát lành Lễ cúng bến nước của người Gia Rai

(LV) – Sáng ngày 26/5/2018, Lễ cúng bến nước của người Gia Ra đã diễn ra với sự tham dự của nhiều du khách, học sinh thăm quan tại Làng Văn hóa – Du lịch Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

>>> Tổ chức Lễ Phật Đản 2018 tại chùa Khmer 

Trên dải đất Trường Sơn - Tây Nguyên mà nhiều dân tộc khác cùng sinh sống trên vùng đất này đều coi nước là người mẹ thiên nhiên, vị thần được tôn sùng bậc nhất ở đây. Trong tín ngưỡng tâm linh bản địa, họ có thể thiếu tiếng chiêng, tiếng cồng, thiếu cái ăn, cái mặc, song dứt khoát phải có lễ cúng bến nước. Họ quan niệm không ăn cơm còn sống được cả tháng trời, không có áo mặc thì chỉ bị lạnh thôi, còn không có nước thì không thể sống được. Do đó, Thần nước được người Tây Nguyên thờ cúng long trọng và vô cùng linh thiêng. Giọt nước đối với đồng bào dân tộc Gia rai ở Tây Nguyên là một biểu tượng văn hóa hết sức độc đáo, nó gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh của bà con buôn làng.

Các lễ vật được thầy cúng và dân làng đem ra bến nước
Các lễ vật được thầy cúng và dân làng đem ra bến nước.

Thực hiện sự phối hợp giữa Ban Quản lý Khu các làng dân tộc, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc VIệt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai trong chuỗi hoạt động sự kiện tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với Tây Nguyên, Tây Nguyên với Bác Hồ” đồng bào dân tộc tỉnh Gia Lai đến từ xã Ia Phí, huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai tái hiện Lễ cúng bến nước hay còn gọi là cúng giọt nước tại bến nước làng dân tộc Gia rai, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Lễ cúng giọt nước thường được tổ chức thực hiện tại khu giọt nước của làng, đầy được xem là nguồn nước chính để phục vụ sinh hoạt cho cả công đồng làng, là không gian linh thiêng được thần linh (yang Ia) ban tặng trong quá trình lập làng.

Từ ngàn đời nay trong ý nghĩ của đồng bào dân tọc Gia Rai, hình ảnh bến nước gần gũi và thiêng liêng. Người Gia Rai quan niệm rằng: Yang Ia (Thần Nước) là vị thần cung cấp nguồn nước mát lành, sức khỏe và bình an cho dân làng. Hàng năm, khi mùa màng đã thu hoạch xong người Gia Rai thường tổ chức Lễ cúng giọt nước (bến nước) để tạ ơn Thần nước mang những điều tốt đẹp đến dân làng. Người Gia Rai tin rằng ở mỗi khúc sông có một vị thần cai quản. Những vị thần cai quản sông nước được người Gia Rai gọi chung là Yang Ia. Cầu Yang Ia ban nguồn nước dồi dào để phục vụ canh tác, sản xuất mùa vụ bội thu, , dân làng được ấm no, khỏe mạnh. Xin Yang đừng trách phạt, gây họa cho dân làng khi dân làng thực hiện việc dọn dẹp, vô tình động đến nơi cư ngụ của Yang Ia.

Lễ cúng giọt nước mang một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của công đồng yên tâm hơn về mặt tinh thần đã có thân Yang che chở, phù hộ độ trì. Ngoài ra, trong tâm thức của đồng bào Gia Rai nói chung, cúng giọt nước còn là cầu mong cho cây cối, hoa màu phát triển tốt,không bị sâu bọ phá hoại mùa màng, cầu mong cho nguồn nước dồi dào quanh năm để phục vụ cho sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Heo và gà được thui lửa
Heo và gà được thui lửa.
Và được rửa sạch sẽ sau đó cắt phần đem ra để cúng
Và được rửa sạch sẽ sau đó cắt phần đem ra để cúng.

Trước khi diễn ra lễ cúng, người đàn ông trong làng mà chủ yếu là thành niên ra phát quang nơi giọt nước và dọn vệ sinh. Chủ lễ già làng có uy tín, am hiểu về phong tục tập quán của dân tộc mình, đồng thời cũng là chủ làng (po plei).

Lễ vật để cúng là một con heo và một con gà, ghè, một ghè rượu cúng xong thì gia làng là người uống trước, sau đó mới đến các thành viên tư lớn tuổi dến thanh niên trong làng.

Giàn cúng, người Gia Rai làm giàn bằng cây le để họ rào xung quanh giọt nước, chủ yếu là họ sợ đàn gia xúc uống nước, phá phách.

Khi cà phê, lúa rẫy đã được thu hoạch, những cơn mưa đầu mùa chớm đến Già làng Ia Phí lại họp dân làng tại nhà Rông để chuẩn bị lễ cúng bến nước. Già làng phân công thanh niên khéo ta vào rừng lấy thân cây lồ ô chuẩn bị làm cây nêu, những thanh niên khỏe mạnh cầm rựa phát quang cỏ dại, làm bậc thang dẫn xuống bến nước, thông báo tới dân làng biết ngày tổ chức làm lễ cúng để người dân chuẩn bị thu xếp thời gian góp vui, góp công, góp rượu, góp rau…tùy theo điều kiện kinh tế từng nhà để chuẩn bị cùng nhau thực hiện nghi thức chung cho cả dân làng.

Để đảm bảo cho sự linh thiêng của nghi lễ không được ai đi ra ngoài để dảm bảo sự linh thiêng. Hôm nay là ngày lành, mặt trời đã bừng sáng dân làng Ia Phí đi thành hàng dọc từ làng ra bến nước. Ngay trước nghi lễ già làng dùng vật cứng đập lợn và gà. Sau đó thanh niên trong làng tiến hành mổ bụng moi gan ngay cạnh giọt nước để làm lễ vật dâng Yang Ia.

Không gian tái hiện lễ cúng
Không gian tái hiện lễ cúng

Già làng bắt đầu cúng
Già làng bắt đầu cúng.

Lễ vật để trong lá chuối gồm thịt heo, gà cắt phần như gan được cắt nhỏ ra mỗi thứ một ít, phần thịt để cúng này để bên cạnh ghè rượu và ly bằng lô ô. Sau khi bài trí xong, thầy cúng lấy nước bằng lô ô đổ xuống ghè và bắt đầu khấn.

Kết thúc lời khấn già làng dùng một que nhỏ khơi thông những cặn bẩn, sau đó người giúp việc cho già làng nhận lấy quả bầu khô lấy nước đổ vào ghè rượu già làng là người đầ tiên uống rượu cần sau đó dân làng mới uống.

Già làng dùng lá cây mời các vị thần linh về thụ lễ
Già làng dùng lá cây mời các vị thần linh về thụ lễ.
Già làng chia cho mọi người cùng hưởng lễ
Già làng chia cho mọi người cùng hưởng lễ.

Đồng bào Tây Nguyên đã tạo dựng cho mình một nét văn hóa đẹp từ bến nước. Con suối chảy giữa rừng và làng là ranh giới giữa văn hóa và tự nhiên. Con suối chảy qua làng hay giọt nước đầu làng là tặng phẩm của rừng già cho con người, nó được chắt ra từ sự tinh túy của rừng để đem đến cho sự sống tốt đẹp cho con người. Âm thanh gợi nhớ của người Tây Nguyên là cồng chiêng , hình ảnh gợi nhớ của họ là bến nước dù đi xa đến đâu vẫn nhớ giọt nước buôn làng mình. Từ bến nước đồng bào Tây Nguyên đã tạo dựng một cuộc sống nghĩa tình. Giữ gìn bến nước cũng như giữ gìn hồn mình, buôn làng mình.

Tiếp đó là phần hội với hòa tấu nhạc cụ: bài hát dân ca Jrai (Bên dòng suối trăng), Đsanh chiêng bài Gia lai vào mùa…

Phần hội có sự tham gia của nhiều du khách
Phần hội có sự tham gia của nhiều du khách.

Minh Quế

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site