18:16 | 23/06/2018

Tinh thần đoàn kết trong lễ Kết nghĩa anh em của người Ê Đê

(LV) - Sáng ngày 23/6/2018, Lễ kết nghĩa anh em của người Ê Đê (Đắk Lắk) đã diễn ra trong không gian nhà dài tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Lễ kết nghĩa thể hiện tinh thần đoàn kết, sự gắn bó như anh em một nhà của người Ê Đê.

>>> Tháng 6 về Làng nghe “Lời ru từ đại ngàn Tây Nguyên” 

Theo truyền thống của dân tộc Ê đê, Nghi - Lễ kết nghĩa là một nét văn hóa đặc sắc thể hiện tinh thần đoàn kết trong cuộc sống, sinh hoạt giữa các cộng đồng dân tộc. Dân tộc Ê Đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, việc kết nghĩa được làm hoàn toàn tự nguyện, mang ý nghĩa tốt đẹp, nhằm mong muốn cho mọi người sống chan hòa thân thiết, gắn bó nhau như anh em một nhà, cùng chia sẻ giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn, để xây dựng buôn làng ngày càng no ấm, giàu đẹp.

Mâm cúng thần linh trong lễ kết nghĩa
Mâm cúng thần linh trong lễ kết nghĩa

Đồng bào Ê đê cho rằng nghi – lễ kết nghĩa là các cá nhân trong làng kết nghĩa anh em là để gắn bó với nhau và cùng giúp nhau sống tốt hơn, đồng bào Ê đê đã tổ chức lễ kết nghĩa anh em là để biết nhau và là bạn của nhau đã qua ba mùa rẫy (tức thời gian quen biết nhau khoảng 3 năm). Việc kết nghĩa hai bên phải hoàn toàn tự nguyện, vô tư, không bên nào bắt buộc bên nào. Kết nghĩa nhằm mục đích làm cho hai người lạ kết thành đôi bạn thân thiết, bảo đảm kết nghĩa đến đời con, đời cháu. Hai bên con cháu coi nhau như anh em một nhà, khi có việc gì khó khăn, thiếu hụt giúp đỡ nhau không kể công, kể nợ.

Nghi lễ tổ chức lễ kết nghĩa đơn giản với lễ vật gồm 1 cây nêu, 3 ché rượu, 1 con heo, 1 con gà trống, 7 chiếc vòng,.. Những người tham dự lễ là họ hàng có mặt đầy đủ và người thân của hai người kết nghĩa với nhau và dân làng.

Theo truyền thống người được kết nghĩa phải có mặt sớm khoảng 5 giờ sáng, để chủ nhà mổ heo và chuẩn bị buộc ché rượu (trường hợp người được kết nghĩa chưa có mặt chủ nhà chưa được làm bất cứ việc gì).

Cây nến hai người cầm tượng trưng cho hai dòng máu hòa cùng làm một
Cây nến hai người cầm tượng trưng cho hai dòng máu hòa cùng làm một.

Người lớn tuổi trong dòng họ (tức chủ lễ bên họ Niê) tổ chức. Buổi lễ tiến hành, bước đầu cồng chiêng tấu một hồi, chiêng dừng, chủ lễ bước ra, mời hai vợ chồng ra trước cây nêu và hỏi hai người có đồng ý kết nghĩa không. Khi hai người đồng ý, chủ lễ mời thầy cúng tiến hành nghi thức lễ.

Hôm nay, tại nhà dài Ê đê này, lễ kết nghĩa anh em thực hiện bởi Già làng, thầy cúng, người được cúng là Ông Y Drao Niê ở Buôn Cuôr Dăng A kết nghĩa với Ông Y Ngoan Eban ở buôn Kroa C.

Người nhà (là người chị người vợ) mang con gà vào (gà còn sống), rửa chân và đầu gà, sau đó đưa ông thầy cúng, thầy cúng đến bên 2 người, lúc này 2 người cầm cây nến ngồi hướng đông, thầy cúng khấn báo cho các thần linh.

Dàn chiêng tấu lên cho đến chiêng ngắt. Cây nến 2 người đang cầm trong nghi lễ kết nghĩa anh em là tượng trương cho máu dòng họ Niê và E ban sẽ hòa nhập với nhau thành máu dòng họ Niê, như là một anh em ruột thịt, sau này họ là người anh em sống khổ, vui buồn có nhau, ai đều có trách nhiệm với nhau trong mọi công việc trong cuộc sống đến đời con, đời chúa sau này.

Thầy cúng mời 2 người kết nghĩa ra làm lễ
Thầy cúng mời 2 người kết nghĩa ra làm lễ.

Cùng uống rượu cần và nghe lời dặn dò của chủ lễ
Cùng uống rượu cần và nghe lời dặn dò của chủ lễ.

Sau khi thầy cúng khấn xong, hai người được làm lễ kết nghĩa ra cầm mỗi người một cây nến.

Lời khấn của thầy cúng có câu như sau: “Ơ Yang… ơi, Yang trời, Yang đất, Yang núi, Yang sông, Yang bên Đông, Yang bên Tây hãy về đây chứng giám cho lễ kết nghĩa gia đình ( vợ chồng) nhà dòng họ Niê dân tộc Ê đê này kết nghĩa với hai người kia dòng họ E ban, sau ba cái mùa rẫy quen biết nhau hai bên đã thật sự tốt cái bụng với nhau và muốn kết nghĩa làm anh em, hôm nay làm lễ bẩm báo với các Yang, với ông bà tổ tiên biết, với mọi người, kể từ nay cho đến hết cuộc đời, đến hơi thở cuối cùng, mãi mãi là anh em một nhà, sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau…ơ Yang…”.

Dân làng, họ hàng vui mừng lễ kết nghĩa của người anh em
Dân làng, họ hàng vui mừng lễ kết nghĩa của người anh em.

Đàn ông trong nhà tấu chiêng mừng cho lễ kết nghĩa
Đàn ông trong nhà tấu chiêng mừng cho lễ kết nghĩa.

Không đánh chiêng mọi người lắng nghe thầy cúng dặn dò, Thầy cúng dẫn 2 người đến bên ché rượu trao cần rượu cho nhau, và cầm vòng tay đứng gần hai người với lời khấn như sau: ,…Ơi yang… Này dòng họ Niê kết nghĩa với dòng họ Êban! Thương nhau cho đến chết, Uống rượu cần cho đến lạt, Đánh cồng chiêng cho đến lúc già làng bảo thôi, Kể từ nay hai người trở thành anh em một nhà, phải thương yêu, bảo ban nhau làm ăn, có việc gì khó phải giúp nhau, không được chia rẽ, có vui cùng hưởng, có họa cùng lo, cùng nhau làm ăn tiến bộ và xây dựng buôn làng ấm no”.

Tiếp đó thầy cúng cúng lần 2 và trao vòng cho gia đình dòng họ Niê, dặn dò hai người, sau đó 2 bên kết nghĩa sẽ được chủ lễ mời uống rượu trước, tiếp đến mời mẹ của 2 bên để tỏ lòng thân thiết, Tiếp đến là những người trong gia đình, họ hàng và làng xóm dòng họ Niê trao công.

Người Ê đê theo chế độ mẫu hệ, nên chủ nhà là người phụ nữ cầm cân trước, dồi đến đàn ông trong gia đình và dòng họ. Thịt gà làm xong, bộ lòng của con gà được cho là quý nhất sẽ dành cho hai anh chị kết nghĩa, thầy cúng được phần cái đầu và 1 đùi gà, phần còn lại của con gà là mời gia đình, họ hàng và làng xóm, cùng với rượu.

Thầy cúng cúng lần 3 muốn dặn dò 2 bên về cuộc sống sau này, luôn yêu thương nhau, 2 người đã trở thành anh em một ruột, như anh em trong nhà, mộ dòng họ, có lời cúng như sau: Ơi yang….Báo cáo các Thần Trời, Thần Đất kể từ buổi lễ này hai người chúng tôi thành một dòng máu, như anh em ruột thịt. Chúng tôi phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau và bảo vệ nhau đến đời con, đời cháu mai sau. Không bên nào được làm hại bên nào. Nếu người nào rắp tâm làm hại bạn mình thì Thần Trời, Thần Đất trừng phạt...

Thầy cúng trao vòng cho dòng họ Nie và đại diện các dân tộc đang sinh sống tại Làng cùng kết nghĩa anh em
Thầy cúng trao vòng cho dòng họ Nie và đại diện các dân tộc đang sinh sống tại Làng cùng kết nghĩa anh em.

Thầy cúng và dòng họ Niê dặn dò, nếu gia đình họ Niê có công việc thì họ Ê ban này cũng phải tham gia phụ giúp, với tư cách là một người thành viên trong dòng họ Niê trong nhà, chứ không được lẫn trốn, từ chối trách nhiệm.

Đại diện dân tộc Ê Đê, Tà Ôi, Cơ Tu
Đại diện dân tộc Ê Đê, Tà Ôi, Cơ Tu, Raglai thể hiện tình đoàn kết sau lễ kết nghĩa.

Ngoài lễ kết nghĩa anh em giữa Ông Y Drao Niê ở Buôn Cuôr Dăng A, Ông Y Ngoan Eban ở buôn Kroa C, tại đây còn diễn ra lễ kết nghĩa giữa đồng bào Ê Đê với đại diện các nhóm đồng bào Tây Nguyên đang hoạt động hàng ngày tại “ngôi nhà chung”, đó là ông Viên Đăng Minh dân tộc Tà Ôi; ông Nguyễn Văn Việt dân tộc Cơ Tu; ông Chamelea Dấp dân tộc RagLai, bà H’Lăk dân tộc Ê Đê.

Lễ kết nghĩa thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc đang hoạt động tại Làng, họ luôn giúp đỡ nhau, giao lưu, học hỏi, chia sẻ với nhau trên tinh thần tự nguyện, vô tự để Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ngày càng có nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

Những bài hát Tây Nguyên vang lên bên hiên ngôi nhà dài thật chân tình, thiết tha, lâu lắng
Những bài hát Tây Nguyên vang lên bên hiên ngôi nhà dài thật chân tình, thiết tha, lâu lắng.

Du khách trẻ đã có dịp cùng giao lưu với đồng bào
Du khách trẻ đã có dịp cùng giao lưu với đồng bào.

Kết thúc buổi lễ, đồng bào và du khách cùng tấu chiêng, hát những bài hát đặc trưng của Tây Nguyên với cảm xúc dạt dào như Tình ca bến nước. Nhiều du khách đã không thể dời đi bởi lời ca, dai điệu thực sự cuốn hút, điệu múa sôi động của đồng bào Tây Nguyên mến thương.

Những bài hát
Những bài hát ru được thể hiện bởi chính đồng bào các dân tộc.

Ngoài nghi lễ kết nghĩa, trước đó tại không gian nhà dài Ê Đê còn diễn ra chương trình hát ru “Từ tay mẹ” là một trong nhiều hoạt đông của tháng 6 với chủ đề “Lời ru từ đại ngàn Tây Nguyên”. Chuỗi các hoạt động nhằm góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Gia đình Việt Nam 28/6), trong đó nổi bật nội dung giới thiệu hình ảnh gia đình Tây Nguyên và lời ru từ tay mẹ với sự tham gia của các gia đình dân tộc Tà Ôi, dân tộc Cơ Tu (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế), dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk). Chương trình đã mang tới cho du khách không gian bình dị, sâu lắng qua những câu hát ru ấy để truyền yêu thương vào tâm hồn ta, mỗi câu hát ru phần nhiều là nói chuyện hàng ngày, nói chuyện tình thương, và rồi vừa ru vừa dạy con dạy cháu mình.

Thu Lê

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site