10:58 | 15/10/2018

Trưng bày ảnh Thần linh, Tổ tiên và Thầy cúng của Người Bru-Vân Kiều ở dãy Trường Sơn

(LV) - Khoảng 70 bức ảnh về cuộc sống và tín ngưỡng của người Bru-Vân Kiều do Giáo sư Vargyas Gábor, nhà Nhà nhân học văn hóa - xã hội người Hungary thực hiện được giới thiệu trong trưng bày này.

Trưng bày được khai mạc vào chiều ngày 12/10/2018. Trưng bày do Đại sứ quán Hungary tại Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thực hiện.

Giáo sư Vargyas Gábor phát biểu khai mạc trưng bày
Giáo sư Vargyas Gábor phát biểu khai mạc trưng bày.

Giáo sư Vargyas Gábor là thành viên Hội đồng khoa học Viện Dân tộc học, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học Hungary; đồng thời là Chủ nhiệm chương trình đào tạo tiến sĩ Nhân học tại Khoa Dân tộc học và Nhân học văn hóa châu Âu, ngành Khoa học nhân văn, Đại học Pécs, Hungary. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là văn hóa các tộc người ở Đông Nam Á và châu Đại Dương. Ông đã thực hiện nhiều chuyến điền dã dân tộc học ở nhiều quốc gia như Papua New Guinea, Trung Quốc, Thái Lan, Lào… Ở Việt Nam, giáo sư đã dành nhiều năm sống cùng với cộng đồng người Bru-Vân Kiều tại Quảng Trị (1985-1989). Trưng bày là một phần trong bộ sưu tập ảnh dân tộc học do ông thực hiện trong thời gian này.

Khách tham quan trưng bày
Khách tham quan trưng bày.

Người Bru-Vân Kiều có dân số 74.506 người (2009). Họ sống ở vùng cao của hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị thuộc miền trung Việt Nam, quanh khu vực vĩ tuyến 17 (giới tuyến của vùng phi quân sự thời kì chiến tranh Việt Nam) và dọc theo biên giới Việt Nam-Lào. Ngôn ngữ của họ thuộc nhánh Tây Katuic, nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme. Người Bru-Vân Kiều theo chế độ phụ hệ, sống dựa trên hoạt động đốt nương làm rẫy, chăn nuôi gia cầm, gia súc, đánh cá và săn bắt. Họ không có nghề dệt, luyện kim và làm gốm.

Nhân dịp khai mạc trưng bày, cuốn sách Bất chấp định mệnh: Văn hóa và phong tục người Bru-Vân Kiều của Giáo sư sẽ ra mắt bạn đọc. Đây là công trình khảo cứu thứ nhất của ông về người Bru-Vân Kiều được xuất bản bằng tiếng Việt. Các bài viết trong sách đề cập đến các khía cạnh khác nhau như lịch sử dân tộc, liên kết dân tộc, shaman và nghi lễ, tang lễ, các khía cạnh của văn hóa dân gian... Cuốn sách đầu tiên ông viết về tộc người này có tựa đề A la recherche des Brou perdus, population montagnarde du Centre Indochinois, do Nhà xuất bản Olizane Genf, Paris phát hành (2010).

Trưng bày mở cửa tất cả các ngày trừ thứ Hai hằng tuần, từ ngày 12/10/2018 – 31/1/2019.

Minh Quế

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site