17:16 | 02/10/2020

“Giai điệu núi rừng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LV) – Đó là chủ đề các hoạt động tháng 10 diễn ra từ ngày 1 - 31/10/2020 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Hoạt động tháng 10 với sự tham gia của hơn100 đồng bào của 16 dân tộc (Tày, Nùng, Dao, Mông, Thái, Mường, Ơ Đu, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, RagLai, Ê Đê, Khmer) và sự tham gia của 12 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày là Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng.

Huy động khoảng 30 người dân tộc X’tiêng tỉnh Bình Phước ngày 16,17,18/10/2020; 20 nghệ nhân đồng bào Ê Đê tỉnh Đắk Lắk ngày 16,17,18/10/2020; khoảng 8 - 10 nghệ nhân đồng bào Mường ngày 3,4/10/2020.

Đồng bào Gia Rai biểu diễn tại Làng Văn hóa
Đồng bào Gia Rai biểu diễn tại Làng Văn hóa.

Chương trình điểm nhấn các hoạt động “Tiếng gọi đại ngàn”

Chương trình“Vũ điệu Tây Nguyên”: Lấy âm nhạc làm chủ đạo và không gian văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động tại Làng. Kết hợp cùng với sắc màu văn hóa các dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk, dân tộc X’tiêng làm đa dạng thêm các hoạt động và hình ảnh con người Tây Nguyên - những người con của núi rừng.

Giới thiệu, trình diễn các hoạt động nghề truyền thống các Tây Nguyên: Giới thiệu và trình diễn nghê thủ công truyền thống gắn với đời sống sinh hoạt của các nhóm đồng bào Tây Nguyên như nghề dệt Zèng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; nghề dệt vải truyền thống của các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Ê Đê… Giới thiệu nghề đan lát của các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng… Giới thiệu bộ sưu tập hiện vật của NSND Y Moan và các nhạc cụ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên. Các nghệ nhân sẽ trực tiếp thực hành các di sản văn hóa đó giới thiệu đến du khách để cùng trải nghiệm.

Sắc màu văn hóa Tây Nguyên qua lễ hội và các hoạt động diễn xướng dân gian

Tái hiện Lễ cầu mưa của đồng bào X’tiêng tỉnh Bình Phước: Lễ hội cầu mưa là một nghi thức khá phổ biến trong cộng đồng dân tộc X’tiêng của Bình Phước cũng như các cư dân nông nghiệp phía Nam Trường Sơn - Tây Nguyên.

Chương trình giao lưu “Bom Bo một bản hùng ca” của đồng bào dân tộc X’tiêng tỉnh Bình Phước: Là chương trình tổ hợp của nhóm đồng bào dân tộc X’tiêng tham gia các hoạt động tại Làng với các hoạt động: chương trình giao lưu âm nhạc “Bom Bo một bản hùng ca” là những âm thanh rộn rã, nhịp nhàng mang hơi thở, nhịp sống của đồng bào X’tiêng như đánh cồng chiêng, kèn lá, đàn đá…

Vũ khúc của người Tây Nguyên tại Làng
Vũ khúc của người Tây Nguyên tại Làng.

Giới thiệu các sản vật địa phương tỉnh Bình Phước: Giới thiệu về văn hóa du lịch qua ẩm thực truyền thống với các món ăn được chế biến từ chính nguyên liệu và bí quyết của đồng bào X’tiêng: cá lóc cá quả làm cá nướng, canh thụt; cơm lam, canh bồi, bột nếp gói lá rừng, rau nhíp, đọt mây... Giới thiệu nông sản: hạt điều, cà phê, hồ tiêu... và các sắc màu văn hóa, du lịch tỉnh Bình Phước tại “Ngôi nhà chung”: tranh ảnh, hiện vật, ấn phẩm du lịch và quà tặng điểm đến,...

Trình diễn, giới thiệu Âm nhạc dân gian của nghệ nhân đồng bào dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk: Biểu diễn dân ca dân vũ của nhóm nghệ nhân dân tộc Ê Đê và các nhóm dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động tại Làng: diễn tấu cồng chiêng, giới thiệu về bộ cồng chiêng kết hợp cùng với các nhạc cụ độc đáo đàn T’rưng, Đinh Pút...dân ca, vòng xoang rộn rã mang đến một không gian đậm chất Tây Nguyên huyền thoại (hòa tấu hòa tấu Cing kram, hát đối đáp, đàn T’rưng...)

Giới thiệu sản vật địa phương tỉnh Đắk Lắk: Trình diễn rang, xay cà phê, giới thiệu các sản phẩm từ mật ong, sản vật đồ lưu niệm về Buôn Mê Thuột, giao lưu giữa các nghệ nhân đồng bào dân tộc Ê Đê với khách du lịch về những bài hát, câu chuyện, sản vật địa phương gắn với cộng đồng dân tộc Ê Đê, Buôn Mê Thuột và Tây Nguyên.

Hoạt động cuối tuần “Ngày hội núi rừng”

Chương trình giao lưu “Hoa đất Mường” của đồng bào dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình

Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng: Theo chủ đề “Giai điệu núi rừng” đồng bào các dân tộc tái hiện những nét văn hóa mang đậm bản sắc quê hương bản quán của mình. Mỗi ngôi làng có hình ảnh của quê hương như các loại cây trồng, cây hoa gắn với đời sống của họ… và hơn thế bằng tình yêu quê hương sẽ lan tỏa tới mỗi vị khách tới với ngôi nhà chung. Đồng bào cùng nhau cải tạo cảnh quan, cái tạo không gian sống bằng việc trồng thêm cây hoa, sắp xếp, trang trí lại nhà cửa…

Giới thiệu về nghề thủ công truyền thống và những sản phẩm mang tính ứng dụng và sinh hoạt giúp du khách hiểu, trải nghiệm quy trình của các nghệ nhân đồng bào được thao tác một trong những công đoạn của quy trình ấy và mua những sản phẩm bà con tự làm để hiểu thêm về giá trị văn hóa của các công đồng tạo nên từ các sản phẩm.

Tiếp tục hoàn thiện không gian và quảng bá giới thiệu thung lũng hoa Tam giác mạc, cánh đồng hoa Tam giác mạch...

Chương trình du lịch Homestay để du khách trải nghiệm tại nhà Mường, Tày, Thái tại không gian Khu các làng dân tộc.

Hoạt động hàng ngày

Tái hiện cuộc sống hàng ngày tăng cường các hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.

Tạo không gian, nội dung hoạt động gắn liền với trưng bày giới thiệu những hình ảnh hoạt động lao động sản xuất, giới thiệu nghề thủ công truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc. Ưu tiên không gian các làng có nghề dệt truyền thống và các sản phẩm từ nghề thủ công tại các làng dân tộc.

Tăng cường các hoạt động trồng các loại cây hoa, làm mới vườn rau, chăm sóc cảnh quan xung quanh không gian các làng dân tộc.

Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.

Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 16 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Minh Quế

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site