22:09 | 19/08/2011

Hà Giang 120 năm xây dựng và phát triển

(LV) - Năm 1891 tỉnh Hà Giang chính thức thành lập. Trong hơn một thế kỷ đấu tranh, xây dựng và phát triển các dân tộc Hà Giang luôn gắn bó, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau để giữ biên cương của Tổ quốc.

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới cực Bắc của Tổ quốc. Phía Bắc và Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với chiều dài 277,4 km đường biên giới, có 02 cửa khẩu quốc gia và hàng chục cửa khẩu tiểu ngạch; phía Đông giáp Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp Lào Cai, Yên Bái. Trải qua nhiều lần thay đổi cương vực và tên gọi. Thời các Vua Hùng dựng nước, vùng đất này là địa bàn cư trú của cư dân bộ Tây Vu, đến thế kỷ XI mang tên Châu Bình Nguyên, thời Lý thuộc phủ Phú Lương, thời Trần là trường Phú Linh, thời Lê đổi thành châu Vị Xuyên. Năm 1835 châu Vị Xuyên tách thành hai huyện là Vĩnh Tuy và Vị Xuyên. Năm 1842 tỉnh Tuyên Quang được thành lập với 3 hạt là Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang. Năm 1891, tỉnh Hà Giang chính thức thành lập tyển cơ sở sát nhập 2 hạt là Hà Giang và Bắc Quang. Năm 1976 tỉnh Hà Giang và Tỉnh Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991 tỉnh Hà Tuyên được tách thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Đến nay Hà Giang có 10 huyện, 1 thành phố. Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình là 800 – 1200m so với mực nước biển.

Với 22 tộc người cư trú, có những dân tộc ít người chỉ ở Hà Giang mới có hoặc có nhiều hơn các tỉnh khác như dân tộc Pà Thẻn, Lô Lô, La Chí, Pu Péo, Pố Y, Phù Lá... Hà Giang là mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời, nơi giao thoa và cũng là nơi hội tụ, kết tinh bản sắc văn hóa các dân tộc anh em để tạo nên sắc thái văn hóa riêng của Hà Giang đa dạng mà thống nhất. Qua các cứ liệu khảo cổ học, các nhà khoa học đã xác định Hà Giang là một trong những địa điểm lưu giữ những dấu vết văn hóa thời tiền sử. Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã phát hiện 5 di chỉ có dấu vết của người nguyên thủy thuộc thời đại đá cũ đó là các địa điểm: Đồi Thông, Lò Gạch II (Tp. Hà Giang), Cán Tỷ (Quản Bạ), Bó Khiếu và Phó Bảng (Đồng Văn). Đặc biệt Hà Giang đã phát hiện 3 di tích hang động là nơi cư trú của người Việt cổ, thấy răng của người vượn ở Đán Cúm, hang Nà Chảo và hang Khuổi Nấng thuộc huyện Bắc Mê. Trên những nét cơ bản của các địa điểm này có thể khẳng định là những điểm cư trú của người xưa trên mảnh đất biên cương Tổ quốc trải qua các thời đại đá cũ, đá mới, hậu kỳ đá mới, thời đại kim khí và trường tồn phát triển.

Năm 1891 tỉnh Hà Giang chính thức thành lập. Trong hơn một thế kỷ đấu tranh, xây dựng và phát triển các dân tộc Hà Giang luôn gắn bó, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau để giữ biên cương của Tổ quốc. Đồng bào các dân tộc Hà Giang đã đồng lòng đánh đuổi thực dân Pháp, tiểu Phỉ, đế quốc Mỹ và công cuộc bảo vệ biên giới Tổ quốc. Những di tích như Tiểu khu cách mạng Trọng Con xã Bằng Hành (Bắc Quang), Di tích Căng Bắc Mê, những tên tuổi như cuộc khởi nghĩa Sùng Mí Chảng, anh hùng Sùng Dúng Lù và những thành tựu kinh tế xã hội của Hà Giang hôm nay là minh chứng cho ngọn lửa cách mạng của các dân tộc Hà Giang.

Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khẳng định vị trí lịch sử tỉnh Hà Giang; phát huy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; tạo không khí phấn khởi, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang quyết định tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Hà Giang (20/8/1891 – 20/8/2011). Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao truyền thống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc như Ngày văn hóa, thể thao các dân tộc toàn tỉnh lần thứ V với các hoạt động thi trình diễn văn nghệ dân gian, trại văn hóa, người đẹp trình diễn trang phục dân tộc, lễ hội truyền thống, thi các môn thể thao dân tộc như cà kheo, kéo co, bắn nỏ; tổ chức trưng bày triển lãm thành tựu kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang 20 năm tái lập tỉnh (1991 – 2011); Liên hoan nghệ thuật các Đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Giang… Nhằm khuyến khích kêu gọi xúc tiến đầu tư vào Hà Giang, nhân dịp này tỉnh Hà Giang tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế, Hội thảo xúc tiến đầu tư và ngày hội việc làm tại Khu kinh tế của khẩu quốc gia Thanh Thủy Hà Giang. Đặc biệt là tổ chức Tuần văn hóa cao nguyên đá Đồng Văn với các hoạt động: Festival Khèn Mông lần thứ nhất, Đêm phố cổ Đồng Văn tại huyện Đồng Văn; Hội chọi bò tại huyện Mèo Vạc… là tất cả các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Kỷ niệm chào mừng 120 năm ngày thành lập tỉnh Hà Giang.

Nhân dịp này Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang vui mừng được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Kết quả đó là sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, chung lòng cùng nhau đoàn kết xây dựng quê hương Hà Giang ngày thêm tươi đẹp, với mục tiêu “Vì Hà Giang phát triển, ổn định, phồn vinh ấm no, hạnh phúc”.

Sèn Chỉn Ly 

 (UV BCH Đảng bộ tỉnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh)

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site