08:50 | 17/04/2012
Vài suy nghĩ về Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LV) - Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam xét về quy mô, vị trí và không gian địa lý, có thể thấy đây là “Làng” to nhất nước, bởi Làng có tổng diện tích lên tới 1.544ha lại nằm ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội, trái tim thân yêu của cả nước.

 

Điều đáng mừng là Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng Văn hóa) là nơi “dung nạp” bản sắc, hình ảnh tiêu biểu của cả 54 dân tộc Việt Nam thể hiện một cách khái quát và đậm đặc nhất từ kiến trúc nhà cửa, không gian đến bố trí nơi ăn, chốn ở; từ phản ánh đặc trưng những nét văn hóa truyền thống, đến phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào các dân tộc Việt Nam… thể hiện nét khái quát cả đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của 54 dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Đây là công việc rất quan trọng và vô cùng cần thiết, rất đỗi nặng nề, mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. Để sao cho mỗi khi đồng bào và nhân dân cả nước cũng như du khách quốc tế về thăm Làng như được trở về với cội nguồn dân tộc, để có thể hình dung ra một Việt Nam thu nhỏ, hiểu biết được nhiều thứ tiếng dân tộc, có cái nhìn tổng quan hơn, sâu sắc hơn; đồng thời cũng sẽ hiểu thêm tính cách và những nét văn hóa đặc trưng của người Việt trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai.

Là cán bộ đang công tác trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch, tôi thực sự vui mừng, chứng kiến sự phát triển của Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trong thời gian qua. Thật thế, cách đây chưa lâu, hàng trăm hecta của Làng (được quy hoạch theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) còn là những khu đất trống, đồi núi hoang sơ, heo hút, ít dấu chân người qua lại, thuộc vùng đất bạc màu, đá ong. Ấy vậy mà nay về thăm Làng, bạn sẽ ngỡ ngàng và thú vị vì sự đổi thay từ cảnh quan đến diện mạo. Đã có hàng trăm ngôi nhà của 54 dân tộc anh em (Kinh, Mường, Tày, Nùng, Hmông, Thái, Dao, Ê Đê, Bah Nar, Xơ Đăng, Chăm, Khmer…) được xây dựng, mang màu sắc, kiến trúc tiêu biểu của tất cả các dân tộc 3 miền Bắc - Trung – Nam về đây hội tụ.
Tuy nhiên, nói về Làng, giới thiệu về Làng như vậy thì thật là chưa đủ. Đó là mới chỉ thể hiện vẻ bên ngoài, về không gian kiến trúc của Làng. Điều quan trọng là Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã dày công nghiên cứu, sưu tập, đặc biệt là tổ chức một cách hệ thống, kết nối và phối hợp với nhiều địa phương, vùng miền trong cả nước, mời cộng đồng các dân tộc thiểu số về với Làng, sống trong Làng, tham gia các hoạt động tiêu biểu của Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam như: Ăn Tết Nguyên Đán, tổ chức Tết trồng cây nhớ ơn Bác Hồ, tổ chức các lễ hội đầu Xuân theo phong tục của dân tộc; tổ chức làm đám cưới và nghi lễ của đồng bào trong các buôn, làng, phum, sóc… đã để lại những ấn tượng rất sâu đậm và có nhiều ý nghĩa cho nhân dân và khách quốc tế mỗi khi tới thăm Làng.
Để xây dựng Làng Văn hóa ngày càng sinh động, chân thực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu và nhiệm vụ, xứng đáng hơn nữa với kỳ vọng và mong muốn của nhân dân, góp phần giới thiệu hình ảnh một “Việt Nam thu nhỏ” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, trở thành một khu du lịch hấp dẫn như “Sentosa” của quốc đảo Singapore, hay “Everland” của Hàn Quốc, “Disney land” của Hồng Kông, một số đề xuất được đưa ra:

 

Màn pháo hoa khai trương Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. 19/09/2010
Màn pháo hoa khai trương Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. 19/09/2010. Ảnh: Lân Ngọc

1. Xây dựng những hạng mục công trình, cơ sở hạ tầng giao thông đi lại trong Khu Làng sao cho thuận tiện hơn, dễ dàng hơn cho đồng bào và du khách mỗi khi tới thăm Làng.
2. Thu hút đầu tư để xây dựng những cơ sở hạ tầng du lịch như: Nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi, giải trí và các dịch vụ cần thiết khác. Có như vậy, mới mong thu hút nhiều du khách tới thăm Làng, ở lại Làng lâu hơn để tham gia các hoạt động của Làng.
3. Đẩy mạnh quảng cáo, truyền thông giới thiệu về hình ảnh và hoạt động của Làng Văn hóa đối với du khách trong, ngoài nước. Kết nối điểm du lịch Làng văn hóa để hình thành tour du lịch với vùng lân cận như: Khu di tích K9, Đền thờ Bác Hồ ở Ba Vì hay khu suối nước khoáng nghỉ dưỡng quanh khu vực Sơn Tây, Ba Vì.
4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, để các nhà đầu tư có thể tham gia một phần những công việc, đầu tư cơ sở vật chất hoặc tham gia nội dung, thiết kế các công trình văn hóa, thể thao, du lịch trọng điểm trong khuôn khổ Làng Văn hóa vì tiềm lực trong nhân dân và các doanh nghiệp còn rất lớn.
Với phương châm “bảo tồn để phát triển”, hy vọng rằng trong tương lai Làng Văn hóa sẽ ngày càng phát triển để Làng luôn luôn “ấm hơn người”, luôn có nhiều hoạt động tiêu biểu với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn du khách và đồng bào cả nước.

Hữu Giới

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site