21:35 | 17/04/2014

5 năm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4): Nhiều thành quả mang tính đột phá

(LV) - Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, góp phần giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các dân tộc, qua đó tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.

Trong 5 năm qua, trên khắp mọi miền Tổ quốc, đồng bào các dân tộc, các địa phương từ miền núi đến đồng bằng, từ biên giới tới hải đảo, bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực đã tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng: giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, thao tác tay nghề, tái hiện lễ hội… từng bước đưa các hoạt động văn hóa vào dịp 19/4 hàng năm trở thành nề nếp, thực sự là một sự kiện có ý nghĩa chính trị, văn hóa xã hội sâu sắc, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc.

Với chủ đề “bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam những năm qua là cầu nối giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nâng cao nhận thức và mở rộng hiểu biết về văn hóa giữa các dân tộc, từ đó tương trợ nhau cùng phát triển, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn gặp mặt cộng đồng các dân tộc nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. 19/4/2013

Sau 5 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Tổng kết để đánh giá những kết quả đã đạt được, tôn vinh tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, làm rõ những hạn chế, nguyên nhân và đề ra những nội dung, giải pháp thực hiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực. Đây cũng là nội dung quan trọng trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, khẳng định vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số - là chủ thể sáng tạo ra những giá trị văn hóa, làm cho họ biết yêu quý và trân trọng những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Khẳng định văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số không chỉ là di sản văn hóa của mỗi tộc người mà còn là sản phẩm, tài sản của dân tộc Việt Nam, điều này có ý nghĩa chính trị to lớn, thể hiện rõ nét tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam nói chung.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, trong 5 năm qua một chặng đường chưa dài nhưng đã có nhiều thành quả mang tính đột phá, trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt trú trọng địa bàn các dân tộc có nguy cơ bị biến dạng văn hóa cao (các dân tộc ít người không có điều kiện tự bảo vệ văn hóa của mình; bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới, hải đảo, khu vực tái định cư của các thủy điện). Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm phát triển văn hóa dân tộc, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Năm 2014, các cấp các ngành tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm để thực hiện có hiệu quả thiết thực theo chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Hoàng Đức Hậu

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site