22:01 | 20/11/2014

“Làng Việt” với Lễ hội đại đoàn kết dân tộc

(LV) - Trước Lễ khai trương mở cổng làng 5 năm, vào dịp ngày 18/11/2005 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam lần đầu tiên tổ chức hoạt động Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngày ấy đã có 27 cộng đồng và đại diện cộng đồng dân tộc từ khắp mọi vùng miền đất nước về dự hội.

>>> Tiến tới thành lập“Cộng đồng ASEAN”: Mũi nhọn văn hóa các dân tộc 

>>> Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam : Nhìn từ hoạt động phát triển văn hóa bền vững 

Điểm hẹn tinh thần và khát vọng

Khi ấy đang hoàn thiện Khu đầu làng và vừa khởi công một nhà rông trong Khu làng 2 gần Quảng trường làng II còn chưa hình thành. Chỉ với rừng và hồ Đồng Mô cùng những nền móng công trình ở dạng sơ khai vậy mà cộng đồng các dân tộc với sức mạnh đoàn kết của mình đã thổi hồn vào các sinh hoạt lễ hội và đốt lên ngọn lửa linh thiêng. Từ đó, nơi đây trở thành điểm hẹn của tinh thần và khát vọng Ngày hội đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc thường được tổ chức vào dịp 18 - 23/11/2014 ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.

Đến hẹn lại lên, vào dịp 18/11/2014 là lần thứ 10 các hoạt động văn hoạt cộng đồng của nhiều đại diện dân tộc mang sắc thái văn hóa hướng về Ngày hội đại đoàn kết toàn dân lại được tổ chức tại “Làng Việt”.

Ngày hội năm nay nhiều cộng đồng dân cư ở các vùng miền dân tộc khác nhau lại hội tụ về ngôi nhà chung để cùng vui hội đại đoàn kết dân tộc bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam và văn hóa Đông Nam Á. Làm sao tả xiết nỗi mừng hội tụ về mái nhà chung tay bắt mặt mừng, nụ cười khóe mắt xúc động. Điệu múa xòe Tây Bắc lại sóng sánh bên điệu Xoang Tây Nguyên. Hát Then núi ngàn Việt Bắc chợ vùng cao lại lúng liếng sắc màu văn hóa thổ cẩm, lại đắm đuối lời mời ẩm thực trăm miền. Tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong hoạt động văn hóa dân gian lại hội tụ, tỏa sáng.

 

Đổi mới trong tổ chức và nhận thức

Lịch sử sang trang mới, đất nước vào hội mới, thế và lực của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đang mạnh mẽ vươn lên nhưng cũng cần phải vượt qua nhiều thách thức đến từ ngoại lực và nội lực.

So với 9 lần đã tổ chức các hoạt động (có năm tổ chức lễ hội quy mô, có năm tổ chức họp mặt giản dị) hình thức hoạt động hướng về Ngày hội văn hóa Đại đoàn kết toàn dân năm nay, “Làng Việt” có nhiều đổi mới căn bản. Diện mạo 54 ngôi làng của cộng đồng 54 dân tộc đã được chỉnh trang. Công trình Tháp Chăm - Chùa Khmer như một điểm nhấn đậm nét, như một mốc son tô thắm bức tranh di sản của làng. Đội ngũ quản lý vận hành khai thác văn hóa dân gian văn hóa dân tộc đã trưởng thành thêm một bước mới.

Cộng đồng các dân tộc tin yêu ngôi “Làng Việt” của mình hơn và mong muốn Quyết định 540 QĐ - TTg-2008 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng phát triển Làng sớm trở thành hiện thực trên thực địa: “Xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trở thành một trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, là nơi tập trung tái hiện, giữ gìn, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam”.

Đồng bào nhận thức sâu sắc rằng điểm đến của đồng bào, điểm hẹn của đồng bào không phải ở những công trình đồ sộ bê tông cốt thép nhà kính, đèn màu hào nhoáng. Càng không phải là nơi đô hội hào hoa sang trọng đua chen tấp nập nghìn nghịt những người là người đến giải trí. Cái bà con cần ở đây là văn hóa truyền thống, văn hóa cộng đồng. Cái bà con cần ở đây là sự hiểu biết lẫn nhau, sự tin cậy lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn các giá trị văn hóa vốn có quý giá của mình. Nhận thức, niềm tin và khát vọng đồng bào chính là linh hồn của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam hiện tại và tương lai. Hoạt động của các cộng đồng dân tộc, hưởng ứng của đồng bào du khách là một biểu hiện cao đẹp của tinh thần Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc đang diễn ra sôi nổi trong cả nước.

Sức mạnh cội nguồn từ khối đại đoàn kết

Hoạt động hưởng ứng Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở “Làng” không phải là hội thi người đẹp, thi tay nghề, không phải là hội diễn nghệ thuật quần chúng và chuyên nghiệp, càng không phải là hội nghị biểu dương tổng kết thành tích, định kỳ, càng không phải đơn thuần đồng bào thăm quan du lịch, trải nghiệm.

Ngày hội với sự hưởng ứng đó, đồng bào đến từ mọi miền, du khách đến từ mọi nơi. Đồng bào là chủ thể sáng tạo văn hóa, du khách là chủ thể trải nghiệm văn hóa. Đồng bào là chủ nhân khai thác quản lý vận hành ngôi nhà, ngôi làng không gian văn hóa của mình. Du khách là người tham gia cùng với đồng bào trong các hình thức sinh hoạt dân dã và văn hóa. Chất hội là ở đó và chỉ có ở “Làng” mới có. Vì bà con không diễn, không đóng vai mà là con người thật, cuộc sống thật, sự việc thật chắt lọc ra từ cuộc đời, từ nguồn cội. Đó cũng chính là nguồn cội của sức mạnh đại đoàn kết.

Hoạt động hướng về Ngày hội Đại đoàn kết bởi sự tương đồng văn hóa giữa các cộng đồng, sự tương tác hoạt động giữa các cộng đồng, sự giao hòa tình cảm giữa các cộng đồng và sự gắn bó anh em giữa các cộng đồng. Chính vì thế, đồng bào tin ở sức mạnh văn hóa của chính mình, tin ở cuộc đời mình, tin ở khối đại đoàn kết dân tộc ở đất nước mình. Mỗi lần về “Làng” dự hội niềm tin ấy được phát huy, được nhân rộng, được tỏa sáng trở thành động lức mới để tâm nguyện sống đúng hơn, sống tốt hơn, sống đẹp hơn.

Trong lịch sử và trong truyền thống văn hóa, đoàn kết vẫn là nguồn cội của mọi thắng lợi. Đồng bào ta xưa đã sớm biết kết hôn, kết bạn, kết chạ, kết phường. Sản xuất cũng thế, văn hóa cũng vậy. Giá trị cội nguồn ấy đang được khơi gợi, trân trọng, phát huy và tỏa sáng trong những hoạt động hưởng ứng Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc. Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là điểm đến, điểm hẹn tiêu biểu của hình thức lễ hội tiến bộ này. Có thể nói, nơi đây là điểm sáng của các hoạt động văn hóa hưởng ứng hình thức hoạt động tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân.

Trúc Thanh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site