09:29 | 18/12/2016

Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh

(LV) - Ngày 19/12/1946 trong lịch sử được gọi là ngày mở đầu cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Đó cũng là ngày Toàn quốc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Sáng ngày 19/12 tướng Pháp Molière đã gửi tối hậu thư đòi tước khí giới của bộ đội và tư vệ Việt Nam. Trung ương Đảng ta đã họp bí mật ở làng Vạn Phúc (Hà Đông). Hiến pháp năm 1946 của ta có ghi “Chủ tịch nước có quyền phát động chiến tranh, không thông qua Nghị viện”. Bác Hồ đã viết “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” và ngay đêm đó đã đến hang núi chùa Trầm để ghi âm cho Đài tiếng nói Việt Nam phát đi toàn quốc. Trung ương, chính phủ và toàn bộ lực lượng của ta rút lên chiến khu Việt Bắc. Thủ đô Hà Nội thành lập Trung đoàn Thủ đô cùng với dân quân tự vệ chiến đấu cầm chân giặc. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết về việc rút lên chiến khu: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/ Những phố dài xao xác heo may/ Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

Trung đoàn Thủ đô từ Ô Cầu Giấy tiến vào Cổng thành Cửa Nam.
Trung đoàn Thủ đô từ Ô Cầu Giấy tiến vào Cổng thành Cửa Nam..

Một cuộc rút lui thần kỳ, bí mật ngay trước mũi quân Pháp. Chín năm sau mới trở về giải phóng Thủ đô. Tương quan lực lượng giữa ta và quân pháp xâm lược với vũ khí tối tân gồm đủ hải lực, không quân đã buộc chúng ta phải lùi một bước. Và cuộc chiến đấu trong lòng Hà Nội thần thoại bắt đầu. Bí thư Hà Nội là ông Nguyễn Văn Trân, chỉ huy quân sự là tướng Vương Thừa Vũ, Tham mưu trưởng là tướng Hoàng Văn Thái, Phái viên của Trung ương Đảng là ông Trần Quốc Hoàn đã chỉ huy cuộc chiến đấu cầm chân quân Pháp với lực lượng hoàn toàn bị áp đảo về máy bay, tàu thủy, xe tăng, pháo binh. Hà Nội biến các phố phường thành chiến lũy.

Bên trong các ngôi nhà phố cổ được phá tường thông nhau để ứng cứu các khu vực. Đồ đạc của dân được chất thành chướng ngại vật tại các đầu phố. Có những trận giáp lá cà tại Phủ Chủ tịch, Bưu điện Bờ Hồ, chợ Đồng Xuân. Có trận chiến sĩ ta dùng dao phay xông vào chém địch. Một kho bom ba càng của Nhật để lại đã được các chiến sĩ ta cảm tử ôm bom diệt xe tăng địch và hy sinh. “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” là khẩu hiệu của những người bảo vệ Thủ đô.

Và sau hàng loạt chiến thắng Thu đông 1947, chiến dịch Biên giới Cao - Bắc - Lạng… cuối cùng là trận quyết chiến Điện Biên Phủ đã buộc quân xâm lược Pháp có sự hỗ trợ đắc lực của quân can thiệp Mỹ phái rút vào phía Nam vĩ tuyến 17. Cho đến Đại thắng mùa xuân 1975 non sông Việt Nam mới liền một dải. 1.000 năm Bắc thuộc, 100 năm Pháp thuộc, 21 năm chống Mỹ dân tộc ta có nhiều chiến công hiển hách. Và cuộc chiến bắt đầu từ ngày 19/12/1946 đã được ghi nhận là thần kỳ, tài tình nhất. Một cuộc chiến được bảo toàn lực lượng để đi tiếp đến ngày toàn thắng.

Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” bên Hồ Hoàn Kiếm
Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” bên Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Quang Minh

Cụm tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” tại cửa chợ Đồng Xuân và vườn hoa hàng Đậu hiện nay là biểu tượng của tinh thần kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta và quân dân Hà Nội. Nghĩ, những thế hệ trẻ hiện nay hãy chiêm ngưỡng hình tượng quyết tử để hiểu được sự hy sinh anh dũng của người đi trước để có một cuộc sống hòa bình, phồn vinh và phát triển hôm nay.

Nhà báo Trần Đức Chính

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site