23:05 | 11/01/2017

Giữ nguyên Mô hình Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đến năm 2021

(LV) - Đó cũng là kết luận của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái tại Hội nghị tổng kết Mô hình Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam được tổ chức sáng 11/1, tại Hà Nội.

 >>> Bổ nhiệm Phó Trưởng ban, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái; các đồng chí Lãnh đạo Vụ Văn hóa dân tộc; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức Cán bộ; Vụ kế hoach - Tài Chính; Văn phòng thanh tra Bộ VHTTDL; Văn phòng Bộ cùng Ban Lãnh đạo Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và một số cơ quan báo chí.

Trong Báo cáo tổng kết Mô hình Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng chí Lâm Văn Khang Quyền Trưởng ban Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã chỉ rõ những vấn đề về: Sự cần thiết tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động mô hình Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Kết quả đầu tư phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giai đoạn 1997-2015; Kế hoạch đầu tư phát triển và đề xuất mô hình Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giai đoạn 5 năm (2017-2021).

Đồng chí Lâm Văn Khang báo cáo tổng kết mô hình Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Đồng chí Lâm Văn Khang báo cáo tổng kết mô hình Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Theo đó, Ban Quản lý đã thực hiện dự án đúng mục tiêu đầu tư, bước đầu khai thác có hiệu quả. Các hoạt động đều hướng việc hình thành một "trung tâm hoạt động văn hoá mang tính quốc gia, tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em, giới thiệu với đồng bào trong nước và du khách quốc tế; đáp ứng các nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh, hoạt động thể thao, dưỡng sinh, văn nghệ.

Theo Quyết định 667/QĐ-TTg ngày 21/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. BQL “Làng” đã tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật có nội dung, hình thức phong phú, năng động, đa dạng, hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc, tiến hành việc giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, nâng cao dân trí và hoàn thiện con người theo hướng chân, thiện, mỹ.

Bên cạnh đó, Mô hình hoạt động Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng còn một số tồn tại, hạn chế, trong đó, nguồn vốn NSNN cấp không đạt theo kế hoạch đã dẫn đến tiến độ dự án bị kéo dài; Công tác huy động đồng bào các dân tộc từ các địa phương và tổ chức hoạt động của đồng bào tại Làng gặp nhiều khó khăn do tập quán sinh sống của đồng bào vốn gắn liền với bản, buôn, làng với quan hệ ruột thịt, họ hàng ở địa phương. Hơn nữa, kinh phí cho hoạt động này rất lớn.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị.

Trong báo cáo BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã đề xuất, kiến nghị Bộ VHTTDL xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục áp dụng mô hình LVH đến năm 2021, Giai đoạn tiếp theo sẽ nghiên cứu, trình Bộ VHTTDL điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL. Đồng thời, Bộ VHTTDL cũng xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ giúp giải quyết 1 số khó khăn, tồn tại của Làng.

Tại hội nghị, đa số các đại biểu đã tham dự đều nhất trí cao với Mô hình hoat động của Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam từ nay đến năm 2021; Đồng thời đưa ra một số ý kiến nhằm phát huy một cách có hiệu quả Mô hình Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể: Chú trọng công tác duy tu, bảo dưỡng công trình có nguy cơ bị xuống cấp; phối hợp chặt chẽ với các công ty lữ hành xây dựng tour/tuyến hoàn chỉnh; Xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch; Kết hợp với các cơ quan, tổ chức trường học có nhu cầu tham quan, tìm hiểu văn hóa dân tộc; Chú trọng đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, văn hóa ẩm thực, văn hóa tâm linh…

Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Huỳnh Vĩnh Ái phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Huỳnh Vĩnh Ái phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu kết thúc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái đã biểu dương những nỗ lực cố gắng và phấn đấu của Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Theo Thứ trưởng, đây là mô hình khu kinh tế - văn hóa đặc thù, chưa có tiền lệ, trong đó văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu. Vì vậy trong quá trình xây dựng, hoạt động, cần nghiên cứu kỹ và tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để hoàn thiện và phát triển. Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi kết nối cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, vừa thúc đẩy tình đoàn kết dân tộc, vừa tuyên truyền và góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, Mô hình Làng Văn hóa cần được duy trì nhưng cần xây dựng và tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Tố Oanh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site