10:14 | 15/03/2017

Mũi nhọn kinh tế thời thị trường

(LV) - Có lẽ ngày 16/01/2017, mở đầu một mùa xuân mới là một ngày đặc biệt của Du lịch Việt Nam, ngày công bố Nghị quyết 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nghị quyết đã mở ra một chân trời mới cho Du lịch Việt Nam vào ngày mùa lễ hội. Lớn nhất là hội Đền Hùng 4 triệu khách, hội Chùa Hương 1,5 triệu, Côn Sơn - Kiếp Bạc gần 1 triệu, Bà Chúa Sứ An Giang 2,5 triệu. Năm 2016 được đánh dấu kỷ lục hơn 10 triệu lượt du khách quốc tế và khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt người.

Khai hội chùa Hương năm 2017
Khai hội chùa Hương năm 2017. Ảnh: Minh Đức

Gần 90% các lễ hội ở nước ta là lễ hội văn hóa dân gian của 54 dân tộc anh em. Tiếp theo là các lễ hội lịch sử - cách mạng và số còn lại là các lễ hội du nhập. Hiếm có người Việt nào lại không đi lễ hội. Nhớ một câu thơ cũ: “Trên đường đi hội gặp nhiều cô/ Yếm thắm răng đen chảy hội chùa/ gậy trúc dắt bà già tóc bạc/ Tay lấn tràng hạt niệm Nam Mô”. Đó là chuyện ngày xưa, còn bây giờ phần nhiều các lễ hội đã biến tướng theo xu hướng kinh doanh và một thói quen mới xuất hiện: bán ấn các đền, tranh cướp lộc, chen lấn nhau rất phản cảm. Hoạt động du lịch tâm linh đã chuyển sang mê tín, dị đoan, cầu tài, cầu lộc. Người giàu có, các “đại gia” đã nhiều tiền lắm của càng muốn cầu xin được giàu hơn.

Tiếng trống hội rộn ràng khai mạc mùa Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc
Tiếng trống hội rộn ràng khai mạc mùa Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Có một vấn đề là khi đặt vấn đề “kinh tế mũi nhọn” kèm theo đó trước tiên là đầu tư lớn cho du lịch. Nước ta đã vào WTO, APEC và đang phấn đấu được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Một khu du lịch quốc gia lớn vừa được thành lập tại Tuyến Lâm, Đà Lạt. Khu này do 10 công ty tư nhân xây dựng và khai thác. Tư nhân không phải là một tổ chức, ai cũng biết như vậy. nhưng làm kinh tế du lịch lại cần có tổ chức. Sự hài hòa giữa đường lối và cách làm du lịch xã hội hóa đòi hỏi một sự quản lý hiệu quả và tế nhị hơn.

Du khách người nước ngoài tìm hiểu về sản phẩm thổ cẩm dân tộc
Du khách người nước ngoài tìm hiểu về sản phẩm thổ cẩm dân tộc. Ảnh: Nguyễn Dũng

Vai trò chính quyền địa phương trong đó có ngành du lịch phải là yếu tố quyết định cho kinh tế du lịch. Cũng cần có quy định về vệ sinh môi trường. Rác du lịch đang là một vấn nạn. Không thể huy động hàng ngàn người đi nhặt rác tại các khu du lịch biển, phải có cơ chế tài chính với các nhà hàng du lịch. Việc Hà Nội đang bắt tháo dỡ các nhà hàng nổi trên Hồ Tây là cách làm cương quyết và mong rằng sẽ là điển hình cho cả nước học tập. Không làm kinh tế du lịch bằng mọi giá!

Trần Đức Chính

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site