19:06 | 21/04/2017

Nhiều bất cập trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phật giáo Việt Nam

(LV) - Đây là nhận định của các nhà tu hành tại buổi Toạ đàm với chủ đề "Phối hợp quản lý, bảo tồn, phát huy di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam" do Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng Bộ VHTTDL tổ chức sáng 20/4, tại chùa Yên Phú, Hà Nội.

>>> Triển lãm “Đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam”

TS. Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng đại diện các ban, ngành, Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa thuộc TƯ GHPGVN và các Cục, Vụ thuộc Bộ VHTTDL… đã tham dự buổi tọa đàm.

Tại buổi Toạ đàm, các Hoà thượng, Thượng toạ đã nêu ra nhiều bất cập trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua. Trong đó, cần làm rõ vai trò của các Trụ trì tại các cơ sở thờ tự đã được Nhà nước xếp hạng, việc sửa chữa các cơ sở đã xếp hạng rất khó khăn và phức tạp.

Các nhà tu hành cũng chỉ ra rằng, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy văn hoá Phật giáo Việt Nam hiện nay còn có sự cản trở rất lớn trong thực tế, đó chính là nhận thức của người dân, của cấp chính quyền cơ sở và còn cả của cơ quan chức năng và chính các Trụ trì tại các cơ sở thờ tự, cơ sở văn hoá của Phật giáo đã được xếp hạng.

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên phát biểu tại tọa đàm
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên phát biểu tại tọa đàm.

Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, du nhập vào Việt Nam khoảng 2000 năm, Phật giáo để lại kho tàng di sản quý báu. Trong hệ thống di sản văn hóa, các công trình Phật giáo, liên quan đến Phật giáo chiếm tỷ trọng lớn. Trách nhiệm bảo tồn, phát huy di sản không chỉ là trách nhiệm của Phật giáo, mà cả của các cơ quan quản lý nhà nước và toàn xã hội.

Các cơ sở Phật giáo là di tích vừa chịu sự quản lý nhà nước về di sản văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật Phật giáo, vừa chịu sự quản lý về hoạt động Phật giáo thuần túy. Theo Thượng tọa Thích Thọ Lạc, xếp hạng di tích lịch sử còn chồng chéo giữa sinh hoạt Phật giáo và quản lý di sản của nhà nước. Nhiều chùa ngại xếp hạng di sản vì bị nhiều ràng buộc.

Có những di sản văn hóa Phật giáo xuống cấp nhưng lại không rõ chủ thể bảo tồn. Các cơ sở Phật giáo là di tích muốn xây dựng công trình phụ, khu bếp, nhà ăn, cũng phải xin giấy phép của Bộ VHTTDL rất phức tạp và phiền toái.

Bên cạnh đó, nhiều ngôi chùa hiện không có nét kế thừa của truyền thống Việt Nam, nếu không có định hướng tốt, sẽ không biết truyền thống văn hóa Phật giáo đi đến đâu. Tìm ra các giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của Phật giáo nói riêng, đất nước nói chung, góp phần xây dựng đặc trưng văn hóa Việt Nam vừa mang dấu ấn thời đại mới, vừa kế thừa truyền thống dân tộc Việt Nam là vấn đề được Thượng tọa này đặt ra. Theo đó, cần thống nhất các quan điểm và kế hoạch hoạt động, đảm bảo hiệu quả quản lý, duy trì, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, khả thi, đúng quy định của nhà nước.

Phát biểu tạiToạ đàm, Thứ trưởng Bộ VHTTDLĐặng Thị Bích Liên đánh giá cao vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua và đặc biệt là thời gian gần đây.

Toạ đàm với chủ đề
Toạ đàm với chủ đề "Phối hợp quản lý, bảo tồn, phát huy di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam" .

Dẫn chứng từ những cơ sở thờ tự, cơ sở văn hoá của Phật giáo hiện nay được tu bổ, xây dựng rất bài bản, chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy văn hoá nói chung và văn hoá Phật giáo nói chung có công rất lớn của Giáo hội và các trụ trì tại đây.

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cũng lưu ý, Ban Văn hoá Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần chỉ rõ những bất cập trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy văn hoá Phật giáo Việt Nam để Bộ xem xét, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến lĩnh vực này.

“Tới đây Bộ VHTTDL sẽ chỉ đạo các Cục, vụ có liên quan sẽ phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cụ thể là Ban Văn hoá, Phật giáo Việt Nam để tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo tồn và phát huy văn hoá Phật giáo Việt Nam”. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh.

Tại buổi tọa đàm, hai bên đều nhìn nhận việc phối hợp là cần thiết, phân định rõ ràng việc nào ngành quản lý nhà nước về văn hóa làm, việc nào địa phương hay Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm. Những bất cập trong thực tế xếp hạng, tu bổ tôn tạo, hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, bảo vệ môi trường đối với các cơ sở Phật giáo là di tích đã được các nhà nghiên cứu, chức sắc Phật giáo đưa ra.

Linh Khánh



Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site