09:23 | 15/08/2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giành và giữ chính quyền Cách mạng 1945 - 1946

(LV) - Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 mở ra trang mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, phát xít Đức tấn công Liên Xô, ở Đông Dương, Nhật hất cẳng Pháp. Ngay tối 9/3/1945, Trung ương Đảng ta đã họp hội nghị mở rộng ở Đình Bảng (Bắc Ninh) và ra chỉ thị lịch sử “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Tranh thủ thời cơ và để chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước, tháng 5/1945 đồng chí Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) để chuẩn bị và triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng vào ngày 14, 15/8/1945 và Quốc dân đại hội họp ngày 16/8 thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa và bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Thực thiện Nghị quyết của đại hội và Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai trước khi quân Anh và quân Tưởng kéo vào Đông Dương. Chỉ trong hơn 10 ngày, với sự tham gia của trên 20 triệu nhân dân suốt từ Bắc đến Nam đã đứng dậy lật đổ ách thống trị của bọn phong kiến thực dân giành độc lập cho dân tộc.

Thắng lợi của Cách mạng thánh Tám 1945 đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ lên địa vị làm chủ vận mệnh của mình và đây là “lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

Việc giành chính quyền đã khó thì việc “giữ chính quyền còn khó khăn gấp bội”. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời đã phải lo toan đối phó với những khó khăn thử thách ghê gớm. Đó là “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm. Nạn đói năm 1945 đã có trên 2 triệu đồng bào ta bị chết đói, ngân sách quốc gia chỉ còn 1 triệu đồng, hậu quả của chính sách “ngu để trị” của thực dân Pháp đã làm cho 95% dân ta bị mù chữ. Trong lúc bọn phản động ra sức chống phá cách mạng thì quân Tưởng với danh nghĩa đồng minh đã kéo 20 vạn quân vào miền Bắc, quân Pháp được quân Anh giúp sức lăm le trở lại xâm lược nước ta một lần nữa.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “Vững tay chèo” lãnh đạo nhân dân ta giữ vững chính quyền cách mạng và chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Để giải quyết nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”; “tăng gia sản xuất ngay! tăng gia sản xuất nữa!”... Người đã nêu gương thực hiện “10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”, với tinh thần tương thân tương ái lá lành đùm là rách để giúp nhau qua cơn hoạn nạn khó khăn. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học vỡ lòng tại phố Hàng Than, Hà Nội. Năm 1958. Ảnh: Tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học vỡ lòng tại phố Hàng Than, Hà Nội.
Năm 1958. Ảnh: Tư liệu.

Để chống nạn thất học, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phát triển bình dân học vụ, với tinh thần “Những người chưa biết chữ học người biết chữ, người biết chữ nhiều dạy cho người ít biết chữ”. Các lớp bình dân học vụ được tổ chức khắp nơi. Tháng 1/1946, Chính phủ đã thành lập Nha bình dân học vụ thúc đẩy việc xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài cho đất nước.

Việc chống thù trong giặc ngoài thể hiện rõ sự khôn khéo, linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để tranh thủ lực lượng, lôi kéo những phần tử phản cách mạng, Chủ tịch Hồ chí Minh đề nghị Quốc hội dành 70 ghế cho hội Việt Quốc, Việt Cách và sử dụng một số nhân sĩ trí thức “như cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Nguyễn Văn Tố…” để tập trung đối phó với giặc ngoại xâm.

Trong thời điểm khó khăn nhất, Đảng ta tuyên bố tự giải tán (11/11/1945) nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật để tiếp tục lãnh đạo cách mạng, đẩy mạnh mọi hoạt động và củng cố phát triển Đảng. Sau này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ “Đảng phải dùng mọi cách để sống còn, hoạt động và phát triển, để lãnh đạo kín đáo và có hiệu quả hơn, và để có thời giờ củng cố dần dần lực lượng của chính quyền nhân dân, củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất. Lúc đó Đảng không thể do dự, do dự là hỏng hết. Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những biện pháp dù là biện pháp đau đớn để cứu vãn tình thế”.

Với phương châm phân hóa kẻ thù cao độ, lúc thì nhân nhượng với Tưởng để tập trung đối phó với thực dân Pháp ở Nam bộ, lúc thì tạm thời hòa hoãn với Pháp để có thời gian củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng.

Có thể nói, nếu như trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm chắc thời cơ phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, thì sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nắm chắc tình hình để vạch ra nhiệm vụ cách mạng, sẵn sàng đối phó với thực dân Pháp. Tháng 11 năm 1945, người ra Chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” nêu rõ nhiệm vụ cấp bách nhất là chống giặc ngoại xâm và tinh thần “Một mặt phá hoại/ Một mặt kiến thiết/ Phá hoại để ngăn địch/ Kiến thiết để đánh địch/ Hai việc đều phải có người, có nhiều người”.

Nhân dân chào đón Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn ngày 30/4/1975
Nhân dân chào đón Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn ngày 30/4/1975 .     Ảnh: Tư liệu

Trong tình hình khẩn trương đó, Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng ở Vạn Phúc (Hà Đông) vào ngày 18, 19/12/1946, chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn dân trong cả nước. Chiều tối 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Toàn Quốc kháng chiến với tinh thần toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi. Và đúng như nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Vận mệnh của Tổ quốc lúc này mong manh như ngàn cân treo sợi tóc, nếu lúc bấy giờ không có Hồ Chí Minh thì khó lòng lường hết cái gì có thể sảy ra”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân ta đã đứng lên giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam với đại thắng mùa Xuân năm 1975, cả nước độc lập, thống nhất và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Phú Thọ

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site