01:37 | 16/11/2017

Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống HIV/AIDS

(LV) - Bộ Y tế đang đề xuất xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Theo Bộ Y tế, HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khoẻ con người và tương lai nòi giống của dân tộc, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.

Theo ước tính các chuyên gia, số liệu người nhiễm HIV ước tính tại Việt Nam khoảng 250.000 trường hợp, trong đó số nhiễm mới HIV hằng năm khoảng 11.000 người, giảm 56% số người nhiễm mới HIV so với thời kỳ cao điểm nhất của dịch vào năm 2002. Dịch HIV/AIDS vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, dịch chủ yếu xẩy ra trong nhóm người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, người quan hệ tình dục đồng giới nam, tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm này tương ứng là 9,5%, 2,5% và 7,6%. Ngoài ra, nhóm người vợ, bạn tình người nhiễm HIV, trong đó chủ yếu người nghiện chích ma túy được xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Về phân bố dịch HIV/AIDS, trong số người nhiễm HIV nữ chiếm 24,7%, nam chiếm 75,3%, 80% người nhiễm HIV tuổi từ 20-49 tuổi, trẻ em khoảng 2,8% trường hợp. Dịch HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma túy đã giảm nhanh trong thời gian vừa qua, từ khoảng 9000 ca nhiễm mỗi năm vào năm 2011 đến nay còn khoảng 3.500-4.000 ca mỗi năm, tuy nhiên lây truyền qua đường tình dục giảm chậm hơn từ khoảng 8000 ca năm 2011 xuống 6.000-6.500 ca vào năm 2016.

Đạt được kết quả như trên là nhờ công tác phòng, chống HIV/AIDS đã có một hành pháp lý thuận lợi cho việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS bao gồm các văn bản từ luật đến nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việt Nam cũng là 1 trong 2 nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật phòng, chống HIV/AIDS, các quy định của luật phòng, chống HIV/AIDS được các chuyên gia quốc tế đánh giá phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tính nhân văn cao, cũng là nước đầu tiên đã luật hóa được các biện pháp can thiệp giảm hại, tạo hành lang pháp lý cho triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Bộ Y tế cho biết, đến nay, về cơ bản khung chính sách về phòng, chống HIV/AIDS vẫn đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhưng đã xuất hiện một số nội dung mà nếu không tiến hành sửa đổi, bổ sung thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới.

Cụ thể là sự thiếu đồng bộ, thống nhất giữa hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS với hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và phòng, chống ma túy; các quy định về bảo mật thông tin liên quan đến người nhiễm HIV trong hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS quá hẹp chưa bảo đảm tính thống nhất với với quy định về quyền của người bệnh tại Luật khám bệnh, chữa bệnh gây ảnh hưởng đến quyền tiếp cận dịch vụ của người nhiễm HIV; một số quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS không bảo đảm tính khả thi; cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nội dung của các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV đã có sự thay đổi nhưng chưa có cơ chế pháp lý để tổ chức triển khai...

Bên cạnh đó, sự thay đổi về nguồn lực ảnh hưởng đến việc bảo đảm thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Với những lý do trên, Bộ Y tế cho biết việc ban hành các chính sách pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, Bộ Y tế đang đề xuất dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) nhằm mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, khắc phục được tình trạng khó khăn về bảo mật thông tin trong quá trình quản lý hồ sơ bệnh án của người nhiễm HIV; tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; bảo đảm quyền được tiếp cận điều trị của người nhiễm HIV.

Bộ Y tế đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều 30 về đối tượng được thông báo kết quả xét nghiệm HIV; sửa đổi Điều 21 đồng thời bổ sung thêm 4 điều 21a, 21b, 21c và 21d vào sau Điều 21 quy định về các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; sửa đổi, bổ sung các điều 35, 36 và 39 quy định liên quan đến tiếp cận điều trị HIV.

Pv

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site