08:09 | 16/04/2018

Phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam tại “Ngôi nhà chung”

(LV) - Các hoạt động chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) hàng năm đã trở thành một sự kiện thường niên tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Đã có 41/63 tỉnh, thành phố cử hàng nghìn lượt nghệ nhân, trí thức, già làng trưởng bản, đồng bào các dân tộc về tham gia các sự kiện và hoạt động thường xuyên tại “Làng”, góp phần tôn vinh bản sắc văn hoá và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.

>>> Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam Tháng 4 với “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Tài sản vô giá trong thời kỳ hội nhập

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hoá riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng và góp phần hình thành nền văn hoá Việt Nam. Đó là tài sản vô giá của dân tộc được hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Với truyền thống đoàn kết thuỷ chung của các dân tộc đã tạo nên sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên và chống mọi kẻ thù xâm lược, giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại.

Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho đất nước. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và với đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất, non sông liền một dải vững bước vào kỷ nguyên mới. Truyền thống dân tộc và sức mạnh thời đại được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững độc lập tự chủ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, giành được những thành tựu quan trọng, vị thế của Việt Nam ngày một nâng cao trên trường quốc tế.

Hoạt động của đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Sơn La tại Không gian chợ vùng cao phía Bắc
Hoạt động của đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Sơn La tại Không gian chợ vùng cao phía Bắc.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong điều kiện cạnh tranh kinh tế ngày một gay gắt, thiên tai địch hoạ và tác động của môi trường sinh thái ngày càng nặng nề, ảnh hưởng của văn hoá độc hại, lối sống thực dụng, hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội tràn lan là những lực cản trong việc xây dựng nền văn hoá mới, đời sống mới, con người mới.

Coi trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc để vững vàng trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển. Cùng với việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu và truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phát triển những giá trị mới để văn hoá thật sự là nền tảng tinh thần, là “mục tiêu” và “động lực”thúc đẩy xã hội phát triển . Hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, “hoà nhập” mà không “hòa tan”, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hoá văn minh nhân loại để xây dựng và phát triển văn hoá con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nơi hội tụ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Sau ngày Mở cổng Làng (19/9/2010) đến nay, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã trở thành một địa chỉ tin cậy để bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc. Là nơi hội tụ, bảo tồn khá đầy đủ giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các công trình kiến trúc đặc trưng của 54 dân tộc anh em, đồng bào các dân tộc đã về đây tái hiện hàng trăm lễ hội dân gian truyền thống, biểu diễn các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, sử thi, trình diễn trang phục truyền thống và giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc tiêu biểu của các dân tộc, địa phương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Các hoạt động chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) hàng năm với nhiều nội dung phong phú sinh động, hấp dẫn: Các chương trình văn hoá nghệ thuật có sự tham gia của các đoàn nghệ nhân dân gian của các dân tộc, các vùng miền, các địa phương. Các chương trình hoạt động sự kiện, trò chơi dân gian, thể thao dân tộc, thi trình diễn lái xe địa hình… thu hút sự quan tâm của du khách. Lễ vinh danh các làng nghề truyền thống, trưng bày giới thiệu các sản phẩm văn hoá, sản vật địa phương, ẩm thực dân tộc với sự tham gia của nhiều tỉnh, thành phố, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp thu hút sự quan tâm của nhân dân và du khách.

Phát huy vai trò chủ thể văn hoá, nhiều địa phương như: Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, An Giang, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh… đã cử hàng nghìn lượt nghệ nhân, trí thức, già làng trưởng bản, đồng bào dân tộc về tham gia các hoạt động sự kiện và hoạt động thường xuyên tại “Ngôi nhà chung”. Du khách được trải nghiệm cuộc sống cộng đồng của đồng bào các dân tộc (Tày, Mông, Dao, Khơ Mú, Thái, Mường, Tà Ôi, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Ba Na, Chăm, Khmer…) mang đậm bản sắc văn hoá vùng miền, đa dạng và độc đáo góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá và tạo sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn đối với Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Thông qua các hoạt động sự kiện và thường xuyên tại “Ngôi nhà chung”, đồng bào các dân tộc có dịp được gặp gỡ, quảng bá, tôn vinh các giá trị văn hoá tiêu biểu và cùng nhau giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, xây dựng đời sống mới góp phần tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống, tôn vinh các giá trị văn hoá gia đình, truyền thống yêu nước, đạo lý tốt đẹp của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Thực hiện quan điểm để “chủ thể văn hoá tự giới thiệu về mình” đồng bào các dân tộc đã góp phần để “Ngôi nhà chung” thực sự là nơi gắn kết giữa văn hoá với du lịch, giữa bảo tồn và phát triển, giữa địa phương với cả nước, giữa đồng bào các dân tộc với bạn bè quốc tế, gắn kết các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc với các hoạt động du lịch, dịch vụ góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tạo niềm tin, phấn khởi cho thế hệ trẻ các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập và phát triển.

Ngày 19/4/2009 tại Làng Văn hoá Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tổ chức trọng thể Lễ công bố Quyết định số 1668/QĐ - TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam với sự tham dự của đại diện 34 cộng đồng các dân tộc cùng trên 2 vạn đại biểu, nhân dân và du khách.

Phú Thọ

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site