17:25 | 22/05/2018

Ngành VHTTDL chủ động ứng phó trước cách mạng 4.0

(LV) – Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên tại Hội thảo thực trạng và chính sách phát triển nhằm ứng phó với cách mạng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực Văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ VHTTDL đã tổ chức vào sáng ngày 22/5/2018 tại Hà Nội.

>>> Cách mạng 4.0 ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động Việt Nam 

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên cho rằng: Đội ngũ cán bộ, nhân viên, người lao động ngành VHTTDL cần thay đổi nhận thức, nắm bắt được thuận lợi, khó khăn, thách thức của ngành trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để chủ động, sáng tạo trong công việc.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích LIên chủ trì Hội thảo
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích LIên chủ trì Hội thảo.

Tại hội thảo, ông Từ Mạnh Lương, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ VHTTDL) đã nêu những tác động của cuộc CMCN lần thứ 4 trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch và gia đình và chính sách phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa đáp ứng yêu cầu chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Việt Nam.

Theo đó, đối với ngành du lịch, IoT (một trong những thành tựu của CMCN lần thứ 4) đang tác động mạnh đến cách thức tương tác với sản phẩm của khách du lịch và các cách thức vận hành nội tại của từng cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Khách có thể tương tác, điều khiển với thiết bị của phòng lưu trú, đánh giá chất lượng dịch vụ thời gian thực...

Trí tuệ nhân tạo và Robot thông minh tác động mạnh mẽ đến dịch vụ phục vụ trực tiếp khách hàng, phân tích dữ liệu và trao đổi thông tin trực tiếp đến khách hàng.

Bên cạnh đó, thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) tác động đến ngành du lịch theo các cách như: Thử nghiệm trước khi mua, giúp du khách khám phá điểm đến trong môi trường 3D trước khi quyết định sẽ lựa chọn điểm đến hay không; VR giúp du khách kiểm tra từng chi tiết của cơ sở lưu trú, so sánh các loại phòng trước khi đặt phòng, đại lý lữ hành có thể dễ dàng giới thiệu đầy đủ về các điểm đến khách nhau tại thời gian thực cho các khách hàng tiềm năng khác nhau; điện thoại thông minh có thể giúp du khách khám phá điểm đến, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ bằng công nghệ thực tế ảo.

Trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là với Điện ảnh, sự phát triển của công nghệ số đã làm thay đổi ngành công nghiệp này. Việc lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn (big data) là một lĩnh vực sẽ có những tác động đáng kể đến điện ảnh...

Các lĩnh khác như Nghệ thuật biểu diễn, bảo tàng, di sản, thư viện, mỹ thuật nhiếp ảnh… cũng được đánh giá tác động của CMCN lần thứ 4.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo.

Theo ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam. Cách mạng 4.0 đem lại những thay đổi vượt bậc trong ngành du lịch. Ví dụ, khách du lịch có thể ngồi nhà đặt dịch vụ, so sánh, tìm kiếm dịch vụ tốt nhất, khách sạn tốt nhất, phù hợp nhất với mình. Ngược lại, giá trị gia tăng của lĩnh vực du lịch cũng tăng lên nhiều: Kinh doanh du lịch, lữ hành, lưu trú, thông tin, marketing, dịch vụ ăn uống, trải nghiệm, giải trí đều chịu tác động của 4.0. Các doanh nghiệp lữ hành đã chịu tác động, bán phòng…

Cũng theo ông Siêu, ngành du lịch đứng trước cơ hội lớn như quản lý điểm đến, cơ sở dữ liệu lớn, giúp quản lý công việc tốt hơn. “Thách thức đặt ra là sự thiếu định hướng, thiếu đồng bộ trong quản lý khu du lịch. Ở nước ta Khu du lịch quốc gia, điểm đến vùng và các loại điểm đến mới hình thành trong Luật Du lịch, trên thực tế chưa định dạng rõ để phân tầm, phân cấp và định dạng số hóa”- ông Hà Văn Siêu nhận định.

Trước những vấn đề đặt ra, ông Siêu đề nghị cần có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch thông minh, hỗ trợ cơ chế thúc đẩy thông tin quảng bá du lịch thông minh; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch để phát triển du lịch thông minh.

Những chính sách khuyến khích phát triển du lịch thông minh mà đại diện Tổng cục Du lịch đặt ra là thực hiện Thị thực điện tử, thanh toán điện tử, hoàn thuế điện tử, đẩy mạnh giao thông chia sẻ.

Đối với ngành thể thao, đại diện Tổng cục Thể dục Thể thao cho biết, CMCN lần thứ 4 cũng tác động đến nhiều mặt, trong đó, ứng dụng công nghệ sinh học Nano, công nghệ 3D cho thể dục thể thao đã tạo được kết nối, đánh giá tình trạng sức khỏe cho mọi người từ đó có hướng dẫn tập luyện phù hợp với lứa tuổi. Ứng dụng này áp dụng ở cấp tiểu học là phần mềm đánh giá sức khỏe học sinh giúp cho phụ huynh ở nhà có thể theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của con em mình tại trường.

Tương tự, tại Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh đã áp dụng những thẻ điện tử, đánh giá tình trạng sức khỏe của từng học sinh, sinh viên tại trường. Từ đó, giúp cho chuyên gia đánh giá, hướng dẫn các bài tập phù hợp.

“Với thể thao thành tích cao, ứng dụng này được áp dụng vào đánh giá tình trạng tuyển chọn VĐV, tiết kiệm thời gian, kinh phí. Số hóa các bài tập, từng môn tập và kiểm tra, đánh giá các VĐV được tối ưu hóa bằng các phần mềm….”- Đại diện Tổng cục Thể dục Thể thao chia sẻ.

Đánh giá về thực trạng tác động của CMCN 4.0 đến ứng dụng CNTT tại Bộ VHTTDL, ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin cho rằng, bên cạnh những lợi ích và cơ hội to lớn, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đang đặt ra những thách thức gay gắt, đặc biệt là thách thức an ninh phi truyền thống. Việc đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống Chính phủ điện tử không chỉ giới hạn trong một thiết bị, một người dùng, một hệ thống đơn lẻ, mà cần có sự thống nhất, tổng thể chung cho các hệ thống CNTT (dùng chung và chuyên ngành).

Cũng tại Hội thảo, đại diện Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Khoa học Công nghệ đã góp ý cho Bộ VHTTDL trong việc xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” của Bộ.

Kết thúc Hội thảo, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đánh giá cao các ý kiến tham luận tại Hội thảo. Thứ trưởng yêu cầu Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường tập hợp ý kiến, phân tích vấn đề cần xây dựng chính sách trình BCĐ Trung ương xây dựng Đề án Chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đối với những vấn đề có thể làm ngay, thứ trưởng yêu cầu các đơn vị chủ động thực hiện trong nhiệm vụ, chức năng được giao.

Trong điều kiện hiện nay, Thứ trưởng đề nghị chủ động, ứng dụng CNTT trong thực hiện cổng thông tin điện tử, trang web, một cửa, dịch vụ công, những việc này góp phần giúp Bộ chủ động trước cuộc cm 4.0. Thứ trưởng cho rằng, một trong những vấn đề yếu nhất của Bộ là nguồn lực để ứng dụng CNTT. Vì vậy, phải tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ trưởng yêu cầu Ban soạn thảo xây dựng Đề án cần đánh giá được tác động, nhận diện được cơ hội, rủi ro, thách thức của CM 4.0 đối với ngành. Từ đó, đề xuất cơ chế chính sách gì. Đề án cũng phải nêu rõ, lĩnh vực nào là ưu tiên như Du lịch, Công nghiệp văn hóa với 6 ngành nghề.

Vũ Minh


Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site