11:04 | 28/06/2018

Ra mắt bộ thông điệp cứu tê giác

(LV) - Diễn viên Bryce Dallas Howard phim “Thế giới khủng long – Vương quốc sụp đổ” vừa cho ra mắt bộ thông điệp kêu gọi cứu lấy loài tê giác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam.

>>> Việt Nam nỗ lực thực thi pháp luật về động vật hoang dã

WildAid, tổ chức bảo tồn động vật hoang dã thế giới với nhiệm vụ chấm dứt tình trạng buôn bán các sản phẩm động vật hoang dã (ĐVHD) bất hợp pháp và nạn săm trộm ngà voi, vi cá mập, sừng tê giác… đã hợp tác với nhà sản xuất bộ phim Thế giới khủng long và nữ diễn viên chính Bryce Dallas Howard để thực hiện chiến dịch sản xuất các ấn phẩm truyền thông nhằm cứu lấy loài tê giác khỏi nguy cơ tuyệt chủng.Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE) – đối tác chính thức điều phối các hoạt động của WildAid tại Việt Nam, chịu trách nhiệm phân phối các ấn phẩm này tại thị trường Việt Nam

Được ghi hình tại địa điểm của quá trình sản xuất bộ phim Thế giới khủng long – Vương quốc sụp đổ (tên tiếng Anh: Jurassic World: Fallen Kingdom), PSA có sự tham gia của diễn viên Howard cùng với khủng long mặt sừng sinoceratops – một trong những loài khủng long độc đáo mới trong bộ phim.

Dưới sự chỉ đạo của nhà sản xuất bộ phim Thế giới khủng long – Vương quốc sụp đổ và đồng biên kịch Colin Trevorrow cùng với sự hỗ trợ của hãng phim Universal Pictures và hai nhà sản xuất Frank Marshall và Pat Crowley, PSA này được xem như là một trong những hoạt động của chiến dịch bảo tồn loài tê giác của WildAid tại thị trường các nước châu Á và châu Phi. Các ấn phẩm truyền thông này được phân phối rộng khắp các kênh truyền thông như tại các rạp chiếu phim, ti vi, áp phích quảng cáo, báo in và mạng xã hội tại Trung Quốc, Việt Nam và Nam Phi cũng như các thị trường khác trên khắp thế giới như là một phần của chiến dịch truyền thông toàn cầu rộng lớn nhất nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về bảo tồn ĐVHD.

Loài khủng long đã tuyệt chủng 65 triệu năm trước, hiện nay, loài tê giác có chịu chung số phận như khủng long hay không hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Khi mà những loài động vật nguy cấp khác đang bị đe dọa vì bị mất môi trường sống do sự xâm lấn đất của con người, tê giác châu Phi lại bị đe dọa mạng sống bởi vì nhu cầu về sừng tê để chữa bệnh và làm đồ mỹ nghệ tại Trung Quốc và Việt Nam. Chỉ còn khoảng 30,000 cá thể tê giác còn sót lại trong nhóm 5 loài tê giác toàn cầu; và đau lòng hơn, vào tháng 3 năm nay, Sudan, con tê giác đực cuối cùng của loài tê giác trắng phương Bắc cũng đã chết.

“Các nhân vật phản diện trong những bộ phim của Thế giới khủng long không hề thấy được sự kì diệu của loài khủng long” – Diễn viên Howard cho biết. “Bọn họ chỉ biết đến tiền và phạm tội để điều khiển và buôn bán loài động vật này. Rõ ràng là có điểm tương đồng ở đây với nạn buôn bán dã man sừng tê giác.Khi lần đầu tiên đóng những phân cảnh tương tác với khủng long trong bộ phim Thế giới khủng long, mỗi lần như thế, tâm trí tôi của tôi lại quay trở về thời điểm lúc 11 tuổi là lần đầu tiên tôi được tận mắt thấy voi ở đất nước Botswana. Được sống trong tự nhiên và được ở gần bên một loài động vật hoang dã kì vĩ vốn đã tồn tại rất lâu trước khi con người xuất hiện là một niềm vinh hạnh. Chúng ta cần phải đấu tranh để bảo vệ sự vinh hạnh ấy và bảo vệ loài động vật độc đáo này .

“Chúng ta cần giúp mọi người hiểu được mối quan hệ giữa con người và những loài động vật khác cùng sống trên hành tinh này” – Nhà biên kịch Trevorrow nói thêm. “Khủng long sừng sinoceratops được phát hiện ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Cô khủng long này chưa từng hiện diện trong bất cứ bộ phim Thế giới khủng long nào trước đây, và là một trong những con khủng long đẹp nhất mà chúng tôi từng thấy. Khủng long mặt sừng cũng tương tự như loài tê giác về kích cỡ và dáng vóc – một loài động vật ăn cỏ hiền lành. Chúng tôi cảm nhận được rằng, cô khủng long này là một ví dụ điển hình cho loài động vật mà chúng ta cần phải bảo vệ.

Sừng tê giác từng được tin dùng trong y học cổ truyền để giảm sốt, mặc dù nó chỉ có cấu tạo từ keratin, cũng giống như móng tay con người. Ngày nay, sừng tê giác còn được dùng trong điêu khắc, chữa nhiều loại bệnh thông thường khác và thậm chí còn được tin sai lầm là chữa được bệnh ung thư. Hơn 1,000 con tê giác bị săn trộm mỗi năm để lấy sừng.

Ông Peter Knights, Giám đốc của WildAid cho biết “ Giống như trong những bộ phim của Thế giới khủng long, loài tê giác đang bị đe dọa bởi nạn tham nhũng và lòng tham của con người. Chúng tôi hy vọng PSA này sẽ giúp thức tỉnh mọi người đối với thảm họa tuyệt chủng đang diễn ra trên toàn cầu này”

Chiến dịch truyền thông bảo vệ tê giác của WildAid, với sự tham gia của các đại sứ như diễn viên Thành Long, siêu sao bóng rổ Diệu Minh, diễn viên Lý Băng Băng, tỷ phú Richard Branson, Hoàng tử Anh William, ngôi sao bóng đá David Beckham, diễn viên Hollywood gốc Việt Maggie Q cùng với rất nhiều người nổi tiếng tại các lĩnh vực ở châu Á, đã giúp cho việc nâng cao nhận thức của công chúng và giảm nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác. Trong vòng 3 năm qua, giá của sừng tê đã giảm xuống từ 65,000 đô la Mỹ chỉ còn 22,000 đô la Mỹ. Tại Việt Nam, buôn bánsừng tê giác đã bị cấm và nhận thức của người dân về vấn đề này đã tăng lên trong những năm qua: Một khảo sát năm 2016 tại Việt Nam cho thấy chỉ có 23% người tin rằng sừng tê có tác dụng y học, so với 69% vào năm 2014 (giảm 67%). Chỉ có 9.4% người trả lời tin rằng sừng tê trị được ung thư, so với con số 34.5% vào năm 2014 (giảm 73%).

Kể từ năm 2013, tại Nam Phi – nhà của hơn 80% số tê giác còn sót lại trên thế giới, có hơn 1,000 con tê giác bị săn trộm mỗi năm. Chiến dịch truyền thông của WildAid với tên gọi “Poaching Steals From Us All” (tạm dịch: Nạn săn trộm lấy đi của chúng ta tất cả) đang diễn ra kêu gọi chính phủ mới tại nước này truy tố lại những kẻ cầm đầu việc buôn bán sừng tê đã được thả và đang ung dung ngoài kia tại nước Cộng hòa Mozambique dưới thời của chính phủ trước đó. Ông Peter Knights cho biết thêm “ Tổng thống Ramaphosa có cơ hội để cứu lấy loài tê giác bằng cách chống lại nạn tham nhũng đã tiếp tay bảo vệ những nhóm lợi ích này”

Thông điệp trên được sản xuất cho WildAid bởi hãng phim Universal Pictures, đối tác đã cùng hợp tác với WildAid trong năm nay thông qua hãng phim hoạt hình DreamWorks Animation để sản xuất các thông điệp với gấu Po trong bộ phim Kungfu Panda.

WildAid bắt đầu các chiến dịch bảo vệ tê giác hợp tác với Quỹ hoang dã Phi Châu (African Wildlife Foundation) tại Trung Quốc vào năm 2012 và tại Việt Nam năm 2014 với mục tiêu giảm thiểu nhu cầu sử dụng sừng tê tại các nước này. Chiến dịch sản xuất các thông điệp truyền thông công ích và áp phích quảng cáo với sự tham gia của diễn viên Thành Long, siêu sao bóng rổ Diệu Minh, Hoàng tử Anh William, ngôi sao bóng đá David Beckham, tỷ phú Richard Branson, diễn viên Hollywood gốc Việt Maggie Q, ca sĩ Thanh Bùi, Thu Minh, MC Phan Anh, nhà sưu tầm cổ vật Ma Weidu và rất nhiều người nổi tiếng khác ở Trung Quốc và Việt Nam.

Trần Tùng


Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site