23:08 | 28/07/2018

Việt Nam đi đầu trong phòng chống Lao ở cộng đồng

(LV) - Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu mở đường cho các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương cũng như trên thế giới trong phòng chống lao ở cộng đồng.

>>> Giám đốc Chương trình lao toàn cầu thăm, làm việc tại Việt Nam

Chiều 27/7, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức Hội nghị thông báo Kết quả chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Đoàn công tác Chương trình chống lao toàn cầu của WHO.

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm chương trình phòng chống lao quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, hiện nay, tại Việt Nam xu hướng giảm bệnh lao khá rõ rệt, nhất là số tử vong do lao: Ước tính của WHO trong báo cáo năm 2016 là 16.000 người và năm 2017 là 13.000 người. Nhưng đó vẫn là con số rất cao, cao hơn tử vong do tai nạn giao thông.

Việt Nam hiện vẫn nằm trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc lao cao và đứng thứ 13 gánh nặng lao kháng đa thuốc.

Theo đó, hiện Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp lý khá đầy đủ cho việc chấm dứt bệnh lao: Nghị quyết của Trung ương Đảng về mục tiêu đến năm 2030 cơ bản chấm dứt bệnh lao; Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030; thông tư hướng dẫn phối hợp y tế công tư phòng, chống lao, ưu tiên tiếp cận bảo hiểm y tế cho khám, chữa lao và Chương trình chống Lao vẫn được ưu tiên trong Chương trình Mục tiêu Y tế và Dân số 2015 - 2020.

Cùng đó, hệ thống phòng, chống lao và bệnh phổi toàn quốc gồm 50 bệnh viện chuyên khoa có trình độ cao cùng với các đối tác trong nước và quốc tế tạo nên mạng lưới phòng, chống lao mạnh, hoạt động rất hiệu quả, có thế áp dụng tất cả các thành tựu công nghệ mới vào Việt Nam.

Hội thảo Tham vấn đối tác nghiên cứu bệnh lao
Hội thảo Tham vấn đối tác nghiên cứu bệnh lao.

Đánh giá cao những kết quả đã đạt được của Chương trình chống lao quốc gia Việt Nam thời gian qua, TS Tereza Kasaeva - Giám đốc Chương trình chống Lao toàn cầu của WHO cho biết, Việt Nam vốn là một trong những quốc gia chịu gánh nặng lớn về bệnh lao trên toàn cầu và là một trong số những nước có gánh nặng bệnh lao cao hàng đầu trong khu vực. Với những nỗ lực của các cấp, các ngành, Việt Nam đã chuyển từ cam kết văn bản đến hành động thiết thực bằng việc không chỉ làm giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này mà còn trở thành một trong những quốc gia đi đầu mở đường cho các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương cũng như trên thế giới trong phòng, chống lao ở cộng đồng.

Đại diện Chương trình chống lao toàn cầu cũng đề nghị: Việt Nam hãy đi tiên phong trong những nỗ lực chấm dứt bệnh lao tại thời khắc lịch sử này bằng việc đảm bảo sự tham gia của lãnh đạo cấp quốc gia trong cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc về bệnh lao sẽ diễn ra ngày 26/9 sắp tới.

“Chúng tôi mong muốn thúc đẩy Việt Nam đi tiên phong trong hành động tăng đầu tư trong nước cho chiến lược chấm dứt bệnh lao như đã cam kết trong tuyên bố Moscow và tuyên bố của kỳ họp cấp cao Liên hợp quốc sắp tới. Điều này cần được thực hiện trong sự phối hợp đa ngành, các đối tác, kể cả tư nhân và các tổ chức xã hội, Tổ chức Y tế thế giới cam kết hỗ trợ” - TS. Tereza Kasaeva cho hay.

TS. Tereza Kasaeva cho rằng, năm 2018 là năm lịch sử trong cuộc chiến chống lại bệnh lao vì tất cả đang hướng đến cuộc họp cấp cao lần đầu tiên của Liên hợp quốc về vấn đề bệnh lao. Cuộc họp cấp cao này của Liên hợp quốc sẽ được xây dựng dựa trên cam kết của các Bộ trưởng và các nhà lãnh đạo đến từ 120 quốc gia cùng hơn 800 đối tác, bao gồm cả các tổ chức xã hội họp tại Moscow hồi tháng 11/2017 nhằm thúc đẩy nỗ lực chấm dứt bệnh lao.

Nhận lời mời của Chương trình chống Lao Quốc gia, từ ngày 23 - 27/7/2018, Đoàn công tác Chương trình chống Lao toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới do Tiến sĩ Tereza Kasaeva - Giám đốc Chương trình dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Trong chương trình, Tiến sĩ Tereza Kasaeva đã có cuộc họp và làm việc tại Văn phòng Chủ tịch nước để thảo luận về việc triển khai Chiến lược chấm dứt bệnh Lao và chuẩn bị cho cuộc họp cấp cao về bệnh Lao của Đại hội đồng Liên hợp quốc của các nguyên thủ quốc gia. Đoàn công tác của Chương trình chống Lao toàn cầu cũng đã có cuộc gặp và làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Lãnh đạo Bộ Y tế để bàn về một số vấn đề liên quan tới công tác phòng, chống lao tại Việt Nam. Đó là: (1) Khung trách nhiệm giải trình đa ngành về phòng, chống lao; Đề xuất đưa phòng, chống Lao vào Ủy ban Quốc gia về phòng, chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm; (2) Hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới đối với Việt Nam trong triển khai Chiến lược kết thúc bệnh Lao; (3) Đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho mua sắm thuốc Lao, chuyển sang nguồn Quỹ Bảo hiểm Y tế từ năm 2019.

Pv


Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site