15:44 | 02/10/2018

Cách bảo tồn phố cổ Hà Nội trong thời đại công nghệ số

(LV) – Đó là vấn đề được bàn luận tại Hội thảo Bảo tồn cảnh quan đô thị lịch sử trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển công nghệ thông tin diễn ra sáng ngày 2/10/2018 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội.

>>> Lịch sử quy hoạch Đông Á và bảo tồn văn hóa 

Hội thảo do Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội phối hợp Trường Đại học Xây dựng và Hội kiến trúc sư Hà Nội tổ chức.

Lần đầu tiên sau 35 năm, UNESCO đưa ra khuyến nghị mới về nhìn nhận môi trường lịch sử, cụ thể: đưa ra khái niệm mới Cảnh quan đô thị lịch sử (Historic Urban Landscape). Khái niệm này không thay thế cách tiếp cận bảo tồn truyền thống, mà thực chất, cung cấp công cụ bổ sung để ứng xử với môi trường xây dựng trong bối cảnh phát triển đô thị nhưng vẫn tôn trọng các giá trị kế thừa được tạo dựng trong bối cảnh khác biệt về văn hóa. Thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi tại các nước, cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, chứng minh vai trò quan trọng của nó trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ. Nằm trong vòng xoáy của sự phát triển, Khu phố cổ Hà nội đang đứng trước những thách thức do sự hội nhập toàn cầu và tham gia cuộc cách mạng 4.0.

Sự phát triển khiến đô thị Hà Nội  oằn mình tháo gỡ
Sự phát triển khiến đô thị Hà Nội oằn mình tháo gỡ.

Các tham luận tại Hội thảo xoay quanh các chủ đề: Phố cổ Hà Nội chuyển mình trong bối cảnh toàn cầu hóa và những thách thức trong tương lai do TS. Saori Kishihara (ĐH Tokyo), TS. Lê Quỳnh Chi (ĐHXD), Phạm Tuấn Long thực hiện; Bảo tồn cảnh quan văn hóa – bài học kinh nghiệm từ Tokyo do PGS. Aya Kubota, ĐH Tokyo (Nhật Bản) trình bày; Bảo tồn các khu phố lịch sử văn hóa ở Trung Quốc của GS. Zhang Song (ĐH Đồng Tế); Quản trị khu phố cổ trong bối cảnh toàn cầu hóa...

Hội thảo lần này được tổ chức nhằm tìm ra câu trả lời cho các thách thức nêu trên. Đây là cơ hội để kết nối các nhà khoa học liên ngành từ các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước nhằm chung tay tìm giải pháp bảo tồn cảnh quan, gìn giữ những giá trị văn hóa cốt lõi của Khu phố cổ trong khi vẫn đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế, chuyển biến văn hóa và xã hội.

Có thể nói, trong xu thế phát triển chung của Thành phố Hà Nội, khu phố cổ sẽ có những ảnh hưởng tương tác, dẫn đến cần điều chỉnh những kịch bản phát triển kinh tế văn hóa, xã hội và tác động trực tiếp đến kiến trúc cảnh quan. Do những thay đổi lớn về các thành phần kinh tế cũng như thích ứng với lối sống đô thị mới... Các kế hoạch phát triển trong tương lai thay vì một bên chủ động sẽ cần phải huy động nhiều bên liên quan cùng đối thoại.

Vũ Minh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site