16:46 | 20/03/2019

Tiềm năng và hạn chế của Thị trường bán lẻ Việt Nam

(LV) – Sáng ngày 20/3/2019, “Diễn đàn đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam” đã chính thức diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của trên 300 đại biểu đại diện cho các ban ngành, địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

>>> Thách thức và triển vọng của thị trường Gas 

“Diễn đàn đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam và Viện Nghiên cứu Chiến lược - Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức. Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGAS) tham gia đồng hành cùng chương trình.

PGS.TS. Lê Xuân Đình, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo phát biểu khai mạc Diễn đàn
PGS.TS. Lê Xuân Đình, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, PGS.TS. Lê Xuân Đình, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo cho rằng: Nhìn chung thị trường bán lẻ Việt Nam đến nay đã hội tụ nhiều nhà phân phối lớn trong và ngoài nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta trong giai đoạn 2011-2015 có mức tăng 11,38%/năm; giai đoạn 2016 - 2018 tăng 10,55%/năm. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến năm 2020 ước khoảng 13%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 14%/năm. Quy mô thị trường bán lẻ tăng nhanh từ 70 tỷ USD năm 2010 lên đến 158 tỷ USD năm 2016 và dự kiến là 179 tỷ USD vào năm 2020, trong đó bán lẻ hiện đại chiếm trên 45% so với mức 25% của năm 2016.

Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế, bất cập như thiếu một chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước một cách bền vững; thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường, thiếu chiến lược phát triển kinh doanh, tính chuyên nghiệp không cao, năng lực tài chính hạn chế, thiếu các dịch vụ hậu mãi…

Đặc biệt, hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ thiếu tính chuyên nghiệp từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và tương xứng với nhu cầu của khách hàng.

Thói quen của người tiêu dùng cũng là thách thức với các nhà bán lẻ
Thói quen của người tiêu dùng cũng là thách thức với các nhà bán lẻ.

Thói quen của người tiêu dùng cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn gặp phải nhiều vướng mắc từ chính sách và thực thi chính sách của Nhà nước.

PGS.TS. Lê Xuân Đình cho biết: “Thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển mới ở giai đoạn đầu, cơ hội còn rất nhiều cho những nhà đầu tư đến sau, nhất là các nhà bán lẻ có thương hiệu, có sự khác biệt và ứng dụng các công nghệ quản lý bán hàng phát triển trên thế giới. Giai đoạn 2018-2020 thực sự sẽ là giai đoạn tăng tốc cho các nhà bán lẻ ở thị trường nội địa. Đây cũng là thời điểm mà sự cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài; giữa các kênh bán hàng hiện đại và các kênh bán hàng truyền thống”.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Lê Việt Nga cho hay, thị trường bán lẻ ở các thành phố, đô thị phát triển với các hình thức tổ chức văn minh, hiện đại; thị trường bán lẻ ở vùng nông thôn cũng được quan tâm phát triển, mở rộng với đa dạng các loại hình; thương mại điện tử bán lẻ đã bước đầu phát triển mạnh mẽ. Môi trường kinh doanh trên thị trường bán lẻ ngày càng thuận lợi và cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia trao đổi, mua bán có nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công nghệ làm thay đổi không nhỏ thị trường bán lẻ Việt Nam
Công nghệ làm thay đổi không nhỏ thị trường bán lẻ Việt Nam.

Bà Lê Việt Nga đã đưa quan điểm cho phát triển bền vững thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh mới đó là: Cần có giải pháp toàn diện và hệ thống mà xây dựng môi trường kinh doanh là ưu tiên hàng đầu và tiền đề cho mục tiêu để lựa chọn bước đi đúng đắn, chính xác trong từng thời kỳ. Cụ thể là cần có mục tiêu dài hạn và hướng đi cụ thể, đúng đắn, có lộ trình gắn với xu thế phát triển của thương mại điện tử và ứng dụng hiệu quả thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh bán lẻ. Trong đó, hệ thống chính sách thực thi sẽ hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho các doanh nghiệp bán lẻ và các doanh nghiệp trong nước liên quan đến hoạt động bán lẻ. Cần phát triển thị trường bền vững trên cơ sở đa dạng hóa các phương thức bản lẻ, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng thương mại bán lẻ và các hạ tầng xã hội để tăng tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp bản lẻ trong nước, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Tại diễn đàn, các diễn giả là các nhà hoạch định chính sách, đại diện các doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cùng nhau trao đổi , thảo luận về phát triển đầu tư tiếp thị và thúc đẩy thị trường bán lẻ tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đang đặt ra cho thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay.

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Vũ Vinh Phú - chuyên gia ngành bán lẻ cho biết, giai đoạn 2018 - 2020 sẽ là giai đoạn tăng tốc cho các nhà bán lẻ ở thị trường nội địa. Đây cũng là thời điểm mà sự cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài giữa các kênh bán hàng hiện đại và kênh bán hàng truyền thống. Thời gian tới với sự phát triển của công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi sẽ đem lại năng suất lao động cao cho các nhà bán lẻ, đồng thời thay đổi những hành vi mua sắm của người tiêu dùng xã hội, các nhà bán lẻ cần sớm nhận biết vấn đề này để sử dụng những công nghệ tiên tiến vào quản lý kinh doanh của mình.

Toàn cảnh Diễn đàn
Toàn cảnh Diễn đàn.

Ông Vũ Vinh Phú cho hay: “Giai đoạn tới là giai đoạn của bán hàng đa kênh cả trực tiếp và bán hàng online, mô hình bán lẻ kiểu liên doanh và bách hóa tổng hợp đã có lúc không còn phù hợp, thay vào đó là mô hình shopping mail, vừa bán hàng vừa có các dịch vụ tổng hợp như vui chơi, ăn uống, làm đẹp…”.

Ông Nguyễn Tiến Vượng, đại diện Hapro chia sẻ: Thị trường bán lẻ Việt Nam nằm trong danh sách thị trường hấp dẫn hàng đầu thế giới. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại, đã và đang đầu tư khai thác tại Việt Nam thông qua các thương vụ mua bán – sáp nhập. Với một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, nhiều cạnh tranh, nếu Doanh nghiệp Việt Nam không chủ động hội nhập, có chiến lược đầu tư bài bản, lâu dài thì sẽ mất vị thế của mình ngay trên thị trường sân nhà.

Minh Quế

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site