12:52 | 25/01/2020

Tư tưởng Hồ Chí Minh trong phong trào “Tết trồng cây”

(LV) - Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người để lại cho Đảng ta, nhân dân ta một di sản tinh thần vô giá, đó là phong trào “Tết trồng cây” mà đến ngày nay và mãi về sau này chúng ta luôn luôn ghi nhớ, học tập thực hiện và làm theo.

Hoà bình lập lại ở miền Bắc, tháng 10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Ngày 19/12/1954, Người chuyển về ở và làm việc tại khu Phủ Chủ tịch, chọn nơi ở và làm việc cho mình là một ngôi nhà nhỏ trong khu Phủ Chủ tịch. Trong 15 năm sống và làm việc tại đây (1954 - 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với tập thể Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chính phủ đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam và lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Nơi đây, không chỉ ghi nhớ công lao và những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đầy sóng gió thử thách mà còn là bằng chứng chân thực, sinh động nhất về cuộc sống khiêm tốn, giản dị, một tấm gương mẫu mực về đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho độc lập dân tộc và tự do hạnh phúc của nhân dân.

Nhà Sàn Bác Hồ trong khu Phủ Chủ tịch là biểu tượng của tình đoàn kết dân tộc và quốc tế, thể hiện phong cách đạo đức, lối sống giản dị, mộc mạc và thanh cao. Tại đây, Bác Hồ đã viết bản Di chúc lịch sử, để lại cho đời sau. Và cũng chính tại nơi đây, ngày 28/11/1959, hướng tới kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết cổ truyền của dân tộc, cách đây đúng tròn 60 năm dưới bút danh Trần Lực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Tết trồng cây” đăng trên Báo Nhân Dân số 2082. Người đã chính thức khởi xướng và phát động phong trào Tết trồng cây. Sau khi phát động phong trào Tết trồng cây vào ngày 28/11/1959, ngay Tết Nguyên đán năm ấy, Bác Hồ đã là người đầu tiên và gương mẫu thực hiện phong trào. Bác đã trồng cây đa tại công viên Thống Nhất (nay là công viên Lênin) vào ngày 11/1/1960, mở đầu cho phong tục mới vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tết trồng cây, Người chỉ rõ: “Tết trồng cây. Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều... nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Với ý nghĩa đó, “Tết trồng cây” trở thành một phong trào quần chúng rộng lớn đầu tiên sau ngày hoà bình lập lại. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, cho đến mãi tận ngày nay, Tết trồng cây đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mỗi độ Tết đến, xuân về, góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân”, “càng giàu đẹp” đúng như Người hằng mong.

Phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Người đã viết trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc”(1947) là phải sát người, sát việc. Trước khi đề xuất một chủ trương, Người cho điều tra, nghiên cứu kỹ xem chủ trương đó có phù hợp với nguyện vọng của dân không. Khi đã có chủ trương rồi, phải quyết tâm thực hiện cho bằng được. Người nói: “chủ trương một, quyết tâm mười, biện pháp hai mươi”. Phong cách làm việc đó cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong việc chỉ đạo phong trào Tết trồng cây. Người viết bài hướng dẫn, tuyên truyền, đi nói chuyện và chính tay Người đã trồng cây để làm gương cho phong trào. Qua hai tháng theo dõi phong trào toàn dân tham gia “Tết trồng cây” đầu tiên, ngày 19/1/1960, trên báo Nhân Dân số 2133, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Tết trồng cây đã thắng lợi bước đầu” nhằm cổ vũ, động viên phong trào trồng cây của nhân dân. Trên báo Nhân Dân số 2198 tiếp sau đó, lại xuất hiện bài viết của Người “Thêm vài ý kiến về “Tết trồng cây”.

Nhằm uốn nắn những nhận thức không đúng về phong trào. Người chỉ rõ: “Trồng cây cũng là một kế hoạch lâu dài liên tục…”. Ngày 28/1/1961, trên báo Nhân Dân số 2506 Người lại viết bài “Tết trồng cây”. Người chỉ thị: “Phải bảo đảm trồng cây nào tốt cây ấy. Phải giáo dục mọi người, nhất là các em trẻ giữ gìn cây cối”. Ngày 30/12/1961, trên báo Nhân Dân số 2839 đăng bài “Tết trồng cây” do Người viết để tổng kết 2 năm phát động phong trào Tết trồng cây. Biết được nhiều cấp uỷ Đảng chưa quan tâm đến cuộc vận động, Người nhắc nhở: “Tết trồng cây cũng như mọi việc khác, các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo cụ thể và chặt chẽ thì sẽ thành công”. Tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tết trồng cây đã trở thành một nội dung của kế hoạch phát triển dân sinh, kinh tế, xây dựng nông thôn mới, chăm lo đời sống của nhân dân lao động ở nông thôn cũng như miền núi là những người đã đóng góp nhiều cho cách mạng nhưng cũng lại chịu quá nhiều thiệt thòi, khó khăn gian khổ.

Chính vì vậy, Người đã kêu gọi nông dân “Phải trồng cây để làm nhà ở”. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cây bao gồm cả việc tổ chức lại nông thôn, tận dụng đất đai, tạo ngành nghề mới trong nhân dân. Nghề trồng cây thu hút, khai thác và phân bố lại lao động ở các độ tuổi một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề xã hội như xây dựng trường học, bệnh xá, nhà trẻ, nhà dưỡng lão, nơi nghỉ ngơi của nhân dân trên đồng ruộng lúc trưa hè và cả vấn đề hậu sự cho đồng bào. Với quan điểm này, Tết trồng cây đóng vai trò quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân.

Nguyễn Văn Công (Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch)

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site