12:00 | 17/09/2020

Cơ chế đặc thù “gỡ khó” cho Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LV) - Khó khăn rất lớn cho “Làng” nếu chỉ trông chờ duy nhất vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nhưng để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư từ xã hội, cần phải có một cơ chế đặc thù để “gỡ khó” cho Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dự án văn hoá đặc thù và hấp dẫn

Quyết định số 667/1997/TTg ngày 21/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã xác định mục tiêu “Xây dựng Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam thành một trung tâm hoạt động văn hoá mang tính quốc gia, tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em, giới thiệu với nhân dân trong nước và khách quốc tế; đáp ứng các nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh, hoạt động thể thao, dưỡng sinh, văn nghệ. Thông qua các hoạt động văn hoá, nghệ thuật có nội dung, hình thức phong phú, năng động, đa dạng, hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc, tiến hành việc giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, nâng cao dân trí và hoàn thiện con người theo hướng chân, thiện, mỹ; đồng thời, đem lại nguồn thu, để tiến tới thu hồi một phần vốn, duy tu và phát triển Làng Văn hoá - Du lịch”.

 

Đồng bào các dân tộc giới thiệu văn hóa đặc sắc của dân tộc mình cho du khách tại Làng Văn hóa
Đồng bào các dân tộc giới thiệu văn hóa đặc sắc của dân tộc mình cho du khách tại   Làng Văn hóa.
 

Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, dự án Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có tổng diện tích 1544 ha và được phân chia thành 7 khu chức năng nhằm tạo thành một tổng thể hài hoà, vừa đem lại lợi ích cho nhà đầu tư, cho nền kinh tế đất nước, cũng như lợi ích giáo dục của cộng đồng. Làng Văn hóa vừa là một bảo tàng sống động về đời sống văn hoá tinh thần người dân đất Việt, vừa là một công viên du lịch sinh thái đa dạng. Điều này đem lại cho Làng Văn hóa một nội dung hoạt động phong phú, từ du lịch văn hoá đến du lịch sinh thái, kết hợp nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho du khách trong nước và quốc tế.

Ngày 19/9/2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Làng Văn hóa đã chính thức “mở cổng” đón du khách tới tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu và trải nghiệm tại Làng Văn hóa. Thực hiện phương châm vừa đầu tư xây dựng vừa vận hành khai thác, trong thời gian qua Làng đã tổ chức các hoạt động đa dạng, tích cực khai thác các điều kiện hiện có để tạo nguồn thu trang trải chi phí trong hoạt động thu hút khách du lịch. Tuy vậy các khu chức năng khác trong dự án Làng Văn hóa do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, vẫn đang còn nằm ở giai đoạn xúc tiến đầu tư, khiến cho mục tiêu của dự án đến nay vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Cần có một cơ chế đặc thù

Nằm trong khu vực có mật độ điểm du lịch dày đặc, đã được ghi danh trên bản đồ du lịch Việt Nam, sẽ rất khó khăn cho Làng Văn hóa trong việc thu hút khách du lịch. Mặt khác, đây là một dự án khu du lịch có diện tích lớn, nếu không có được sự quản lý và đầu tư hợp lý, thường xuyên thì sẽ rất khó khăn trong việc duy tu bảo dưỡng về cơ sở vật chất cũng như đa dạng hoá nội dung hoạt động của mình. Đây cũng là một khó khăn rất lớn cho Làng Văn hóa nếu chỉ trông chờ vào duy nhất nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong quá trình hoạt động.

 

Thực hiện quan điểm đầu tư phát triển Làng Văn hóa là một mô hình khu kinh tế -văn hoá đặc thù, tăng cường xã hội hoá, huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư, xây dựng và phát triển Làng theo Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 12/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Những năm qua, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư. Có rất nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn trong nước và quốc tế đã đến nghiên cứu, khảo sát để lập dự án đầu tư vào các khu chức năng của Làng Văn hóa. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của dự án chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đặt mục tiêu lợi nhuận, đồng thời, một số chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam không còn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, khiến cho công tác xúc tiến đầu tư gặp nhiều khó khăn.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ và Bộ VHTTDL đã yêu cầu Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cần xác định mô hình quản lý và tổ chức hoạt động để nâng cao hiệu quả của Làng Văn hóa, có thể thấy quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là rất rõ ràng. Tuy nhiên, để thực hiện được thì không phải là một sớm một chiều. Với Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có rất nhiều việc phải làm để đề xuất được một mô hình quản lý và tổ chức phù hợp. Và đặc biệt cần có một cơ chế đặc thù cho Làng Văn hóa nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước, nâng cao tính khả thi, phù hợp với xu thế chung trong xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào các khu chức năng của dự án Làng Văn hóa, đảm bảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư phát triển Làng Văn hóa, xứng đáng trở thành Trung tâm văn hoá tầm cỡ quốc gia.

Song Nguyên



Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site