19:40 | 20/11/2015

Từng bước xây dựng, hoàn thiện sản phẩm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LV) - Trong điều kiện vừa tiếp tục đầu tư xây dựng, vừa khai thác phục vụ hoạt động du lịch, Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã từng bước xây dựng, hoàn thiện sản phẩm du lịch, đặc biệt là việc giới thiệu không gian văn hoá dân tộc, tổ chức hoạt động của đồng bào các dân tộc, tạo nên nét đặc trưng riêng có…

>>> “Sắt son niềm tin” hướng về Đảng 

>>> Nâng sức mạnh Đại đoàn kết lên tầm cao mới 

>>> “Đại đoàn kết – Đại thành công” 85 năm một chặng đường 

Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế và mục tiêu của Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam thì vẫn còn nhiều chuyện phải bàn, trong đó đặc biệt là việc xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam” 2015, ngày 20/11 Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư du lịch tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Hội nghị có sự tham gia của ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Ngô Hoài Chung - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; lãnh đạo Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch một số tỉnh/thành, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành…

Phát biểu đề dẫn tại Hội nghị, ông Lâm Văn Khang - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư với mục tiêu: Xây dựng một trung tâm hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch quốc gia nhằm tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hoá truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam; đồng thời đáp ứng các nhu cầu vui chơi, giải trí, hoạt động thể thao, văn hoá cho nhân dân trong nước và du khách quốc tế.

Ông Lâm Văn Khang phát biểu đề dẫn tại Hội nghị
Ông Lâm Văn Khang phát biểu đề dẫn tại Hội nghị. Ảnh: Hà Tuấn

Cũng theo ông Lâm Văn Khang, sau thời gian tích cực thực hiện đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã khai trương (19/9/2010) và bước vào vận hành, khai thác giai đoạn 1, đón khách du lịch đến tham quan. Hàng năm, Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã phối hợp với các địa phương trong cả nước luân phiên đón hàng nghìn lượt đồng bào các dân tộc về tham gia các hoạt động, thể hiện các nét sinh hoạt thường nhật, tái hiện các lễ hội dân gian và nghề thủ công truyền thống của dân tộc tại chính ngôi nhà của mình giữa lòng Thủ đô Hà Nội, góp phần tích cực vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Lâm Văn Khang cũng cho biết, hiện nay, hoạt động du lịch tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam vẫn còn một số tồn tại cần tháo gỡ. “Ban Tổ chức mong nhận được nhiều ý kiến góp ý, để đưa Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam sớm trở thành điểm đến thân thiện và hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế, mang lại hiệu quả đầu tư và góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc như chính mục tiêu đầu tư mà Chính phủ Việt Nam đã xác định”, ông Lâm Văn Khang nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã được nghe giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng như các hoạt động, sự kiện dự kiến tổ chức trong năm 2016 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, các đại biểu cũng đã có những ý kiến tham vấn đối với Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đặc biệt trong việc xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách, thị trường khách nhất định.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Hà Tuấn

Các đại biểu cũng cho rằng, song song với quá trình đầu tư, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam cần chủ động xây dựng những sản phẩm du lịch cụ thể để du khách được trải nghiệm thì mới có thể thu hút được. “Sản phẩm du lịch là yếu tố sống còn, quyết định sự phát triển của Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam”, bà Trịnh Thị Mỹ Nghệ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội khẳng định.

Cùng với việc nêu bật những lợi thế, tiềm năng, các đại biểu, các công ty du lịch lữ hành cũng nêu ra những bất cập, tồn tại, hạn chế trong hoạt động, phát huy hiệu quả của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam như: sản phẩm chưa hoàn thiện, hoạt động chưa thường xuyên, hiệu quả, chưa hấp dẫn du khách, chưa trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Từ đó đề xuất những ý kiến để thúc đẩy hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam như: xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, đẩy mạnh công tác quảng bá tuyên truyền, thành lập trung tâm xúc tiến du lịch, tăng cường hợp tác giữa Ban Quản lý Làng với các doanh nghiệp, công ty lữ hành để xây dựng những tua du lịch…

Song Nguyên
Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site