23:00 | 16/04/2016

Thương hiệu du lịch Việt phải được nhận diện rõ nét tại các thị trường trọng điểm

(LV) - Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2016, sáng 16/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức hội thảo xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

>>> Khai mạc Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam 2016

Theo Tổ chức du lịch thế giới, thương hiệu điểm đến du lịch là hình ảnh của điểm đến du lịch trong nhận thức của các thị trường mục tiêu; thể hiện giá trị cốt lõi, thuộc tính và sự khác biệt của điểm đến du lịch so với các điểm đến du lich khác. Trên cơ sở đó, đại diện Vụ HTQT (TCDL) nhận định phát triển thương hiệu, trước hết là thương hiệu quốc gia, điểm đến quốc gia, vùng, địa phương, điểm đến, sản phẩm…

Việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu phải thực hiện được mục tiêu nâng cao nhận thức về vai trò, yêu cầu, các biện pháp phát triển thương hiệu; phải đánh giá, kiểm soát được hình ảnh thương hiệu; nhận thức về phát triển thương hiệu phải thống nhất; quản lý phát triển thương hiệu phải triển khai chuyên nghiệp, đồng bộ; đến năm 2025, thương hiệu du lịch Việt Nam phải được nhận diện rõ nét tại các thị trường trọng điểm. Chiến lược phát triển thương hiệu phải định hướng được công tác quản lý, định hướng thị trường, định hướng xây dựng sản phẩm; đồng thời đưa ra các khung hành động cụ thể cho từng giai đoạn, theo từng phân khúc thị trường.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Hà Văn Siêu trao giải cho 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu trao giải cho 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN.

Hội thảo cũng nhận được chia sẻ, đóng góp ý kiến của các chuyên gia, khách mời, doanh nghiệp; nhiều ý kiến thể hiện cái nhìn rất mới về thương hiệu và xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu. Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu nhận định, thương hiệu là vấn đề vô cùng quan trọng đối với du lịch Việt Nam khi hội nhập và trong cạnh tranh. Thương hiệu phải là vấn đề đi đầu, định hướng cho tất cả các chương trình hành động về sản phẩm, quảng bá; định vị ta ở đâu, là ai, đi đến đâu, có giá thế nào; thể hiện tính thương mại, tên tuổi của du lịch Việt Nam chỗ nào trong bối cảnh canh tranh toàn cầu… “Mục tiêu mà ngành du lịch Việt Nam đặt ra là đến năm 2025, thương hiệu du lịch Việt Nam phải được nhận diện rõ nét tại các thị trường trọng điểm” - ông Siêu cho biết.

Tuy nhiên, đánh giá hoạt động quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam hiện nay, hầu hết các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng còn rất mờ nhạt. Tổng giám đốc truyền thông Tập đoàn Truyền thông Lê – LeBros, ông Lê Quốc Vinh chia sẻ, trong một video clip quảng bá về hình ảnh du lịch Thái Lan, người Thái đã biết đưa cảm xúc làm điểm nhấn của sản phẩm tuyên truyền này để nói lên trải nghiệm của khách hàng. Đây chính là cách truyền thông mới để quảng bá du lịch mà nhiều nước đang hướng tới. Trong khi đó, ở Việt Nam quảng bá du lịch Việt còn khá dàn trải.

Nhiều ý kiến khác tại hội thảo cũng đồng tình cho rằng, quảng bá du lịch Việt Nam hiện đang đưa tới quá nhiều thông điệp cho khách hàng. Cách tuyên truyền về mảng này đang ở tình trạng tham hình ảnh, thông tin, thể hiện ở việc “nhồi” quá nhiều cảnh đẹp, văn hóa, hình ảnh ẩm thực vào cùng một video tuyên truyền. Vì vậy, hiến kế cho hoạt động xây dựng thương hiệu du lịch Việt, ông Lê Quốc Vinh đề xuất, để xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam cần tập trung được vào 2 yếu tố đó là: sự nổi trội, và cảm xúc của thương hiệu. Đó là việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam nên theo hướng tác động đến cảm xúc của du khách, từ đó để lại ấn tượng sâu sắc.

Ông Lê Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Du lịch) cho biết, thương hiệu điểm đến du lịch là hình ảnh thể hiện giá trị cốt lõi, thuộc tính và sự khác biệt của điểm đến du lịch so với các điểm đến du lịch khác. Thời gian tới, ngành du lịch sẽ hướng tới việc đánh giá và đo lượng, kiểm soát hình ảnh thương hiệu du lịch thông qua việc duy trì và cải thiện xếp hạng của du lịch Việt Nam trên các hệ thống đánh giá độc lập, có uy tín.

Trong khuôn khổ hội thảo, Ban tổ chức đã trao chứng nhận “Khách sạn xanh ASEAN” và “Nhà có phòng cho khách du lịch thuê ASEAN” cho các cơ sở lưu tú tại Việt Nam.

Chứng nhận “Khách sạn xanh ASEAN” được trao cho 10 khách sạn: Bến Thành – Rex Hotel (TP.HCM); Chains Caravelle (TP.HCM); Cửu Long – Majestic Hotel (TP.HCM); Đồng Khởi – Grand Hotel (TP.HCM); Intercontinental Hanoi Westlake (Hà Nội); Six Senses Ninh Van Bay (Khánh Hòa); Sheraton Saigon (TP.HCM); Equatoial TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM); Sunrise Nha Trang (Khánh Hòa); Hoàng Anh Đất Xanh Đà Lạt Resort (Lâm Đồng).

Chứng nhận, “Nhà có phòng cho khách du lịch thuê ASEAN” được trao cho 3 đơn vị: Nhóm hộ dân có nhà có phòng cho khách du lịch thuê tại Bắc Hà (Lào Cai); Điểm du lịch cộng đồng Bản Lác – Mai Châu (Hòa Bình); Cộng đồng nhóm hộ dân làng chài ven biển An Bàng – Hội An (Quảng Nam).

Linh Khánh


Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site