11:09 | 10/06/2017

Cấp phép hay tự nguyện đăng ký hạng sao cơ sở lưu trú?

(LV) - Đây là nội dung được các đại biểu thảo luận sôi nổi trong buổi tọa đàm “Luật Du lịch, động lực thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” do Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Báo Nhân dân tổ chức, sáng 9/6, tại Hà Nội.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, Luật Du lịch (Sửa đổi) sẽ được Quốc hội khoá XIV xem xét thông qua tại kỳ họp thứ ba này có nhiều điểm mới về quản lý nhà nước đối với ngành du lịch.

Dự thảo Luật Du lịch đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về chính sách phát triển du lịch, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hướng dẫn viên du lịch, kinh doanh du lịch, sản phẩm du lịch, quản lý Nhà nước về du lịch, phân cấp mạnh hơn cho địa phương góp phần tích cực giải quyết những bất cập hiện nay của ngành du lịch. Trong đó, về kinh doanh lữ hành, dự Luật đã có nhiều điểm mới nhằm tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp (DN).

Tại tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về các nội dung liên quan đến nội dung xếp hạng cơ sở lưu trú cho các DN tình nguyện đăng ký xếp hạng hay bắt buộc phải đăng ký xếp hạng sau 6 tháng bắt đầu hoạt động? Tọa đàm ghi nhận hai luồng ý kiến: đề xuất ý kiến không nên bắt buộc các DN lưu trú đăng ký xếp hạng sao vì Dự thảo Luật đã có quy định tiêu chuẩn tối thiểu để cơ sở lưu trú được đón khách du lịch và ý kiến bảo vệ việc bắt buộc đăng ký xếp hạng.

Theo ông Nguyễn Hồng Đài - Tổng Giám đốc Công ty APT Travel, nên để các cơ sở lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng, nhưng cần ghi rõ trong Luật khi không đăng ký xếp hạng thì không được tự ý phong sao để tránh việc cơ sở lưu trú có thể lợi dụng để quảng cáo sai sự thật hoặc lừa khách hàng.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng nêu quan điểm, Dự thảo Luật không nên bắt buộc đăng ký xếp hạng sao. Bởi lẽ, khách hàng mới chính là người quyết định quyết định khách sạn đó ở hạng sao nào chứ không phải bất kỳ ai khác. Điều quan trọng nhất là cơ sở lưu trú làm thế nào để thu hút du khách và đảm bảo phục vụ du khách một cách tốt nhất so với số tiền bỏ ra.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến không đồng tình với quan điểm này mà bảo vệ quan điểm cần có sự bắt buộc trong xếp hạng sao để tránh tình trạng “loạn sao”, mạo nhận hạng sao, đảm bảo sự kinh doanh công bằng đối với những DN làm ăn nghiêm túc và quyền lợi chính đáng của du khách.

Ông Hoàng Văn Tuyên- Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Lào Cai cho rằng, với tình hình du lịch hiện nay, nên giữ lại quy định về cấp phép công nhận hạng sao. “Với tình hình kinh doanh du lịch hiện nay, nếu không xếp hạng sao thì các cơ sở lưu trú từ 1-3 sao sẽ xảy ra nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến quyền lợi du khách. Tôi cho rằng, nếu anh bán gì, bao nhiêu tiền thì chất lượng phải tương đương và minh bạch. Chúng ta phải nhìn nhận, ngoài quyền của người kinh doanh thì quyền của người tiêu dùng cũng phải được bảo đảm để nếu có vấn đề, cần có bàn tay của cơ quan quản lý nhà nước xử lý”. – ông Tuyên cho hay.

Toàn cảnh tọa đàm
Toàn cảnh tọa đàm.

Theo ông Hoàng Trí Đức, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Sơn La, cần phải đặt ra yêu cầu bắt buộc đăng ký với các cơ sở lưu trú. “Nếu có tiêu chuẩn bảo hộ khách sạn, cơ sở lưu trú thì mới bảo vệ được quyền lợi của khách du lịch” – ông Đức cho biết.

Đồng tình với ý kiến này, bà Nguyễn Minh – đại diện Khách sạn Sheraton băn khoăn, nếu để tự nguyện đăng ký hạng sao, thì lấy gì để đảm bảo với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng quốc tế? Bà Minh đề xuất, ít nhất khách sạn từ 3 sao trở nên cần có sự bắt buộc trong việc cấp phép công nhận hạng sao. “Trên tinh thần cởi mở và văn minh, tôi thích việc để DN tình nguyện đăng ký hạng sao. Nhưng liệu với tình hình du lich hiện tại của nước ta đã làm được điều này chưa? Nếu chúng ta làm tốt thì tại sao lại sợ thẩm định đến vậy? Thẩm định hạng sao là cơ sở để chúng ta làm tốt hơn, đạt tiêu chuẩn để phục vụ du khách”. – Bà Minh cho hay.

Một điểm đáng chú ý, là trong 12 năm qua tuy đã được quy định trong Luật hiện hành, nhưng Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch vẫn chưa hình thành. Vậy nên, việc Dự thảo Luật lần này làm rõ nội dung hoạt động chính của Quỹ là xúc tiến du lịch là hết sức cần thiết. Tiếc là vẫn chưa có quy định rõ ràng về nguồn thu của Quỹ. Xu thế các nước đều quy định nguồn thu của Quỹ này là từ ngân sách và từ thu của khách du lịch, giúp cho việc thực thi thuận lợi hơn.

Cùng với đó, các đại biểu cũng bàn luận về các nội dung liên quan đến Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch; Quy định cả 3 loại hình lữ hành: Nội địa, inbound, outbound đều phải có giấy phép; Điều kiện cấp Giấy phép là bỏ yêu cầu mọi DN phải có 3 hướng dẫn viên, thay Giấy xác nhận kinh nghiệm công tác của người phụ trách lữ hành bằng giấy Chứng nhận nghiệp vụ lữ hành. Điều kiện hành nghề đối với Hướng dẫn viên quốc tế và nội địa phải như thế nào mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn. Dự thảo Luật Du lịch lần này đã bỏ quy định về lập Văn phòng Xúc tiến du lịch ở nước ngoài; Tăng vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp và doanh nghiệp (kể cả thành lập văn phòng xúc tiến ở nước ngoài).

Pv

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site