12:00 | 16/09/2020

Ngành du lịch khách sạn tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19

(LV) - Do tác động của dịch Covid-19, tình hình kinh doanh dịch vụ lưu trú trên cả nước rơi vào khó khăn. Tính đến hết tháng 8, riêng Hà Nội có khoảng gần 1000 khách sạn phải đóng cửa, cùng với đó là 16.000 lao động tạm thời không có việc làm.

Hàng loạt khách sạn đóng cửa, hiệu suất giảm

Ngành du lịch khách sạn được coi là ngành đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi đại dịch. Theo số liệu Savills tổng kết đến cuối tháng 4, lượng du khách đến Hà Nội giảm đột ngột làm công suất trung bình của khách sạn 3-5 sao giảm -30 điểm % theo năm trong khi giá phòng trung bình giảm -13% theo năm, doanh thu phòng trung bình giảm -49% theo năm. Những tháng đầu Q1, lượng khách Hàn Quốc và Trung Quốc giảm khiến cho công suất khách sạn 3-5 sao giảm xuống 55%. Đặc biệt, việc thiếu vắng khách du lịch và các địa điểm tham quan trong thành phố đóng cửa, ảnh hưởng tới các cơ sở lưu trú khu vực trung tâm và nội thành.

The Summit Terrace
The Summit Terrace .

Tính đến hết tháng 8, tình hình dịch bệnh khiến việc kinh doanh dịch vụ lưu trú bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khách quốc tế không có, khách nội địa giảm mạnh khiến cho hàng loạt khách sạn đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội ngày 3/9, ngoài lý do ảnh hưởng bởi dịch, ngày Quốc khánh 2/9 năm nay chỉ nghỉ 1 ngày, nên lượng khách du lịch đến Hà Nội thấp. Các cơ sở lưu trú du lịch vắng khách, mặc dù giá dịch vụ tại các cơ sở lưu trú đang có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội cũng cho thấy, công suất bình quân sử dụng buồng phòng khá thấp, uớc tính khối khách sạn 1-5 sao đạt 10.6%, giảm 53.4 % so với cùng kỳ năm 2019.

Dịch bệnh đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho ngành du lịch khách sạn. Theo báo cáo của UBND các quận, huyện, thị xã ở Hà Nội cho thấy tính đến ngày 31/8, Hà Nội có khoảng 950 cơ sở lưu trú tạm dừng hoạt động với khoảng 16.000 lao động tạm thời không có việc làm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp du lịch phải hoạt động cầm chừng hoặc chuyển hướng hoạt động kinh doanh để tồn tại qua mùa dịch.

Nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá 40-60%

Phân khúc khách sạn cao cấp bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, phân khúc khách sạn cao cấp 3-5 sao và có tiếng trên địa bàn như khách sạn Hilton Hanoi Opera, khách sạn Melia, khách sạn Authentic Hanoi, khách sạn Thắng Lợi…. rơi vào khủng hoảng trầm trọng bởi các khách sạn này chủ yếu phục vụ khách quốc tế. Để vượt qua khủng hoảng, hàng loạt các khách sạn đã đưa ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Khách sạn Metropole Hà Nội – biểu tượng kiến trúc tại Hà Nội ngay sát Hồ Gươm giảm giá chỉ còn 1,16 triệu đồng/ngày (giảm khoảng 80%) bao gồm phòng ngủ thuộc khu vực Opera Wing, sử dụng hồ bơi, phòng gym và một số đồ uống không cồn tại bar... nhưng vẫn vắng khách. Khách sạn Pan Pacific Hà Nội cũng đưa ra ưu đãi giảm hơn 40%, chỉ với 1.900.000 VNDnet/voucher, khách hàng sẽ được tặng ngay 500.000VNDnet cho dịch vụ ẩm thực tại khách sạn, ưu đãi 30% khi sử dụng các dịch vụ ẩm thực tại các nhà hàng và bar của khách sạn, ưu đãi 20% khi sử dụng dịch vụ spa, sử dụng phòng tập với các thiết bị hiện đại và bể bơi 4 mùa đẳng cấp...

Khám phá vẻ đẹp hồ Ba Bể - Bắc Kạn
Khám phá vẻ đẹp hồ Ba Bể - Bắc Kạn.

Mặc dù đã chủ động đưa ra nhiều phương án để gỡ khó trong kinh doanh, nhưng nhiều khách sạn vẫn đang rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước, cần thêm các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng của dịch, cùng với đó là phương hướng phục hồi sau mùa dịch.

Theo báo cáo của Savills, ngành du lịch khách sạn tại khu vực nội thành Hà Nội có nguồn cung lớn trong tương lai. Từ năm 2020 trở đi, hơn 10.000 phòng khách sạn sẽ đi vào hoạt động, với gần 59% các khu vực nội thành. Các khách sạn 5 sao sẽ dẫn đầu nguồn cung trong tương lai với 65%, và 64% số đó tại khu vực nội thành. Sáu dự án dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020 với hơn 1.100 phòng, trong đó 75% số lượng được quản lý bởi các tập đoàn quốc tế như Accor, Capella, Marriott. Tuy nhiên, tác động của virus Corona có thể làm đình trệ thời hạn hoàn thành của các dự án này.

 

 

Tuy nhiên, theo nhận định của Tổng cục Du lịch Việt Nam, sự phụ thuộc Việt Nam vào thị trường khách nội địa (82,5% tổng lượng khách năm 2019) và những thị trường quốc tế chính như Trung Quốc và Hàn Quốc có thể sẽ là lợi thế lớn khi những thị trường này có nhiều khả năng sẽ phục hồi và mở cửa du lịch sớm nhất.Mới đây, Bộ GTVT cũng đã có văn bản báo cáo lên Chính phủ về việc mở lại các đường bay quốc tế được đánh giá có tính an toàn cao cũng như theo đề xuất nước bạn. Cụ thể, Bộ đã đề xuất ngày 15/9 dự kiến mở lại đường bay với Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và 22/9 mở lại đường bay với Đài Loan, Lào, Campuchia. Đây sẽ là một tín hiệu tốt, sự kỳ vọng giúp khôi phục một phần lượng khách quốc tế cũng như giúp cho ngành Du lịch vượt qua khủng hoảng.

Thạc sĩ Trần Đình Anh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site