12:00 | 15/10/2020

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại giá trị bền vững

(LV) - Việt Nam có tiềm năng dồi dào để phát triển du lịch nông thôn. Đặc biệt, du lịch nông thôn vừa giúp gìn giữ di sản văn hóa, bảo tồn thiên nhiên vừa mang lại cơ hội việc làm cho cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, để phát triển một cách bền vững, cần có thêm nhiều giải pháp lâu dài để tháo gỡ những vướng mắc của du lịch nông thôn tại Việt Nam hiện nay.

Còn nhiều vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ

Vừa qua, Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) đã tổ chức buổi tọa đàm bàn tròn, thảo luận các vấn đề liên quan đến du lịch và phát triển nông thôn. Du lịch nông thôn là loại hình du lịch mà du khách tìm về những miền quê để nghỉ ngơi, trở về với ký ức tuổi thơ hay thưởng thức những món ăn dân dã, hòa mình vào thiên nhiên.

Nhận định về tiềm năng để phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam, PGS.TS Phạm Hồng Long – Trưởng khoa du lịch trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn cho biết: “Văn hóa Việt Nam gắn liền với nông nghiệp, nông thôn, lúa nước, xóm làng... Vì vậy, bất cứ tỉnh nào cũng có tiềm năng để phát triển du lịch nông thôn. Tuy vậy, mỗi tỉnh sẽ có những đặc trưng riêng, có sản phẩm riêng, triển vọng phát triển rất tốt”.

 

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo.

Ông Nguyễn Văn Minh – Phó Giám đốc Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Sở du lịch Ninh Bình cũng chia sẻ: “Ninh Bình có đầy đủ các loại hình để đáp ứng phát triển du lịch nông thôn. Du lịch cũng sớm được xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu xây dựng trở thành trung tâm du lịch của Đồng bằng sông Hồng. Hiện tại, địa phương cũng đã có các kế hoạch liên kết du lịch và nông nghiệp như: tập trung quy hoạch các vùng hồ sen, dãy núi, cánh đồng lúa... tạo cảnh quan thu hút khách du lịch; xây dựng trang trại vừa để du khách trải nghiệm, vừa để cung cấp sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao cho các chuỗi khách sạn, nhà hàng. Hiện tại, địa phương có hơn 680 cơ sở lưu trú, trong đó có khoảng 263 homestay, đáp ứng được hơn 8200 phòng lưu trú cho khách du lịch”.

Không thể phủ nhận Việt Nam có tiềm năng để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đến vướng mắc mà chưa thể khai thác hết giá trị. Ông Phan Huy Cường (Trưởng phòng quy hoạch, phát triển Tài nguyên du lịch) chia sẻ: “Một làng du lịch thật sự không chỉ là nghiên cứu phát triển du lịch. Làng du lịch còn cần tạo ra sản phẩm du lịch, bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo tồn giá trị nghề tại các di sản, kết hợp với quy hoạch nông thôn mới để tạo không gian phát triển, có mô hình quản lý phát triển du lịch... Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng phát triển làng du lịch nhưng lại đang mang tính tự phát, nhỏ lẻ”.

 

Chính việc tự phát, nhỏ lẻ đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ du lịch, phần lớn sản phẩm du lịch nông nghiệp mới chỉ đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách ở mức độ đơn giản. Hầu hết các khu vực nông thôn đều chưa phát triển đồng đều các dịch vụ bổ trợ du lịch để tăng chi tiêu của khách. Các dịch vụ lưu trú, hoạt động trải nghiệm, ăn uống, quà lưu niệm... vẫn chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Cần thêm nhiều giải pháp để phát triển theo quy trình rõ ràng hơn

Sau một thời gian dài tập trung làm du lịch gắn với nông thôn, ngành du lịch đã nhận thấy rõ các vấn đề vướng mắc, cần đúc rút kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp mang tính lâu dài. Trước hết, cần khai thác các giá trị của từng địa phương với góc nhìn toàn diện để tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng. Trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng, cần coi người dân là chủ thể của hoạt động du lịch. Các hoạt động kinh doanh du lịch phải do người dân trực tiếp tham gia đầu tư, thực hiện và thu lợi. Việc này vừa mang lại thu nhập cho người dân địa phương, vừa giúp họ có thái độ chủ động trong việc bảo vệ các giá trị nông nghiệp, nông thôn.

 

 

TS. Nguyễn Thu Hạnh – Chủ tịch Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững khẳng định: “Muốn phát triển hiệu quả sản phẩm du lịch nông thôn cần phải tạo ra được chuỗi sản phẩm du lịch từ hệ sinh thái nông nghiệp để tạo sự phong phú, đa dạng và thu hút được nhiều đối tượng khách. Muốn vậy, ngay từ khâu xây dựng ý tưởng sản phẩm, giá trị làng nghề phải được đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc với góc nhìn mới về nguồn tài nguyên cũ, đánh giá cần được phân tích trên nhiều khía cạnh giá trị cả vật chất, lẫn tinh thần, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai”.

Để hiện thực hóa ý tưởng sản phẩm du lịch, chính quyền phải nỗ lực nâng cao nhận thức và tạo động lực về nguồn vốn ban đầu cho người dân để họ có đủ năng lực trở thành chủ thể trong chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm. Ngoài ra, cần phải xây dựng cơ chế phân chia lợi ích rõ ràng và hợp lý để có thể gắn kết chặt chẽ nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp với người dân trong quá trình triển khai chuỗi sản phẩm vào thực tế.

Thạc sĩ Phùng Thị Ngọc Loan

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site