18:13 | 17/11/2015

Cà pháo món ăn bài thuốc Việt

(LV) - Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng. Cả cây đều có thể dùng làm thuốc. Cà pháo muối là món ăn khoái khẩu của nhiều người.

>>> Rau ngò gai nhiều lợi ích

Cà pháo là giống cây lâu năm thuộc họ cà, thân nhỏ, lá xẻ, thùy nông và có gai. Hoa cà màu trắng, quả khi chín đổi từ màu trắng sang màu vàng. Nhiều tài liệu ghi nhận, cà pháo hình như có xuất xứ từ Florida và miền Nam Alabama (hai bang của Hoa Kỳ) xuyên qua Tây Ấn Độ và từ Mexico qua Trung và Nam Mỹ rồi đến Brazil. Với tốc độ lây lan nhanh chóng nên khó có thể biết nguồn gốc chính xác của cà.

Nguyên liệu của món ăn ngon

Cà pháo được trồng lấy quả sử dụng làm rau ăn trong ẩm thực nhiều nước trên thế giới. Người Thái Lan nấu cà ri với cà pháo tươi hoặc chế biến bột ớt Nam Phrik. Trong ẩm thực của người Lào và người Jamaica cũng không thiếu cà pháo. Người Jamaica gọi cà pháo là susumba hoặc “đậu rãnh” và thường nấu chung với cá ướp muối và một số quả khác. Họ tin rằng, những món ăn này giúp hấp thu chất sắt có trong cà.

Cà pháo được thêm vào món súp và nước xốt trong ẩm thực của vùng Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà ở Tây Phi). Tại bang Tamil Nadu (Ấn Độ), người ta ăn trực tiếp cà pháo hoặc nấu món Sundaikkai Sambar, Sundaikkai Poriyal, Sundaikkai Aviyal và Sundaikkai Pulikulambu. Đặc biệt, món Sundaikkai Vattral nổi tiếng khắp vùng nhờ cách chế biến độc đáo: Cà sau khi ngâm trong sữa đông và sấy khô rồi chiên trong dầu. Trong y học cổ truyền của Tamil Nadu, món ăn này cải thiện tiêu hóa.

Nhiều bài thuốc dân gian

Đông y gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua. Dân gian gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối. Cà pháo được dùng trong trị đau cả vùng thắt lưng, té ngã tổn thương, đau bao tử, đau răng, bế kinh và ho mạn tính dưới dạng thuốc sắc từ rễ cây cà.

Ho do lạnh hoặc lâu năm không khỏi: Lấy 30 - 60g cà pháo tươi, rửa sạch, nấu chín, thêm mật ong vừa đủ, nấu ngày ăn 2 lần, dùng liền trong 5 ngày. Thông thường, khi ho tránh ăn cà nhưng có lẽ do cà được nấu chín và có mật ong nên không bị lạnh bên trong khi dùng và trị ho có kết quả.

Ăn uống kém, tỳ vị suy yếu: 250 quả cà tươi nấu lên ăn chung với một số thực phẩm như thịt heo, rau tía tô, hành tỏi, ngò tàu… liên tục trong nhiều ngày, giúp kiện tỳ, hòa vị; thích hợp chữa các chứng bệnh liên quan đến tỳ vị như ăn uống khó tiêu, đại tiện phân sống…

Đau răng, viêm lợi: Quả cà muối lâu năm, đốt tồn tính (đốt không cháy thành tro hoàn toàn), xát phần than này vào răng, lợi.

Nếu viêm nha chu, răng lung lay, lấy 1kg tai cà pháo, ngâm 1 lít nước muối qua đêm. Sáng hôm sau, vớt ra để ráo, xao khô, tán thành bột. Dùng để xát vào răng.

Chân tay nứt nẻ và lạnh: Dùng rễ hoặc cây cà khô nấu nước để ngâm rửa hàng ngày rất công hiệu.

Mụn nhọt, sưng tấy gây đau nhức khó chịu: Lấy cà pháo tươi giã nát, thêm vào chút đường để đắp ngay chỗ đau, có thể chống sưng, giảm đau nhức.

Nếu bị nhọt, lở loét, lấy tai quả cà nấu uống rất tốt. Khi viêm mủ da, giã lá cà tươi và đắp vào chỗ đau.

Ong vò vẽ chích, nứt nẻ bàn chân và kẽ chân: Quả cà giã nát chung với lá lốt, lấy nước thoa lên vết thương mỗi ngày 3 lần sẽ giảm cảm giác ngứa, đau buốt.

Nếu sâu bọ, kiến cắn làm độc, giã nát cà pháo tươi để đắp, có thể chống sưng và không gây mủ.

Khó tiểu: Nước hãm như trà từ 20g lá tươi của cà kết hợp với 15g lá của cây đơn buốt, để uống hàng ngày, uống liền trong 5 ngày.

Bệnh trĩ khởi phát: Lá cà đốt tồn tính trên gạch hay ngói sạch, nghiền thành bột, mỗi lần 6g, ngày 2 lần uống với nước cháo gạo.

Đại tiện, tiểu tiện gây chảy máu: Cà pháo già xao vàng, tán mịn, mỗi lần dùng 8g, hòa với nước, giấm loãng để uống, ngày 3 lần. Hoặc dùng 40g rễ và cây cà khô sắc uống.

Nếu lâu ngày không khỏi, dùng vài mảnh giấy tập học trò, đem nhúng nước và gói trái cà lại, cho vào miệng dưới của ống lò, nướng cho chín, đợi khi các mảnh giấy đều cháy hết cả, lấy ra lột sạch bên ngoài, chấm với gia vị để ăn.

Cá pháo có tính hàn, vì vậy người hư hàn nên tránh dùng, thận trọng khi kết hợp với những thức ăn tính hàn. Cà chưa chín nhiều độc tố salanin hơn cà chín. Người mới đau dậy, suy nhược, tăng nhãn áp không nên ăn cà. Nên ăn cà kèm với gia vị có tín ôn như tỏi, ớt, sả… Ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ muối chua làm giảm độc tính.

Tên khoa học của của cà pháo là Solanum Torum. Trong 100g cung cấp 1,5g protein (có đủ các axít amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phốt pho, 221g kali, 0,3mg kẽm. Ngoài ra, nó còn chứa cả đồng và selen là các vi khoáng quý. Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo.

Thùy Như

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site