21:09 | 04/06/2017

Hoa phù dung và những bài thuốc hay

(LV) - Phù dung là loại cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh, tên khoa học là Hibiscus mutabilis L thuộc họ Bông. Trong dân gian cây Phù dung còn được gọi là mộc liên, địa phù dung, tâm biến hoa, thât tinh hoa, sương giáng hoa, túy tửu phù dùng, đại diệp phù dung...

>>> Cây cà gai leo lợi sức khỏe

Đặc tính của cây

Cây phù dùng nhỏ, cao chừng 2-5m, cành có long hình sao ngắn, vỏ thân có nhiều xơ sợi, lá mọc cách, xẻ 3-5 thùy, hình bàn tay, rộng 10-20cm, mặt trên có lông, mép khía răng cưa. Hoa to và đẹp, mọc đơn độc hoặc tụ nhiều hoa, khi mới nở vào buổi sáng có màu trắng, chiều ngả màu hồng đỏ. Qủa hình cầu năm cạnh, đường kính từ 2-5cm, có lông màu vàng nhạt.

Ngoài công dụng làm cảnh, vỏ thân phù dung trắng mềm có thể dùng để bện thừng, dệt vải hoặc làm giấy; lá và hoa tươi hoặc khô được dùng để làm thuốc. 

Theo y học cổ truyền, hoa phù dung vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết (làm mát huyết và cầm máu), tiêu thũng chỉ thống (làm hết phù thũng và giảm đau), thông kinh hoạt huyết, bài nùng (làm hết mủ); được các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo đồ kinh, Bản thảo cầu chân, Trấn nam bản thảo, Sinh thảo dược tính bị luận... dùng để chữa các chứng bệnh như ung thũng, mụn nhọt, lở loét, bỏng, ho do phế nhiệt, thổ huyết, băng lậu, bạch đới...

Những công dụng tuyệt vời của hoa phù dung

Trẻ em hay đầy bụng do giun: Hoa phù dung hái lúc còn màu trắng, phơi khô trong bóng râm rồi thái nhỏ nấu canh với gan gà cho ăn hằng ngày.

Viêm khớp: Hoa phù dung 15g, xích đậu 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên khớp đau. Cũng có thể thay thế bằng bột lá phù dung khô.

Tổn thương do trật đả: Dùng hoa và lá phù dung tươi giã nát đắp vào nơi tổn thương hoặc dùng bột hoa phù dung khỏ trộn với giấm, rượu và nuớc trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau.

 

Chắp và lẹo mắt: Hoa phù dung tươi 3g, bạc hà tươi 3g, hai thứ rửa sạch, giã nát rồi đắp lên tổn thương, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Mắt sưng đau do chấn thương: Dùng hoa hoặc lá phù dung non một nắm, sinh địa 6g, hai thứ nghiền nát, trộn với sữa người rồi đắp lên mắt bị bệnh.

Zona, vết thương do ong đốt, rắn độc và trùng bọ cắn: Hoa hoặc lá phù dung lượng vừa đủ, phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi vào vết thương.

Bỏng: Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Hoặc dùng hoa phù dung tươi lượng vừa đủ đem ngâm trong dầu ăn cho đến khi hoa chìm xuống đáy thì lọc bỏ bã, đựng trong bình kín dùng dần; hằng ngày từ 2 – 3 lần dùng gạc hoặc bông vô khuẩn thấm dầu thuốc bôi nhẹ nhàng vào vết thương.

Mụn nhọt, đinh độc, hậu bối, chín mé. Hoa hoặc lá phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaselin thành cao mềm 1: 4 rồi đắp lên tổn thương, hằng ngày hoặc cách ngày thay thuốc một lần.

Mai Phương

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site