18:32 | 03/05/2020

Cỏ cú thua gì thuốc bổ

(LV) - Cỏ cú còn gọi là cỏ gấu, hương phụ, thuộc họ Cói. Theo Đông y, cỏ cú có thể kết hợp với một số vị thuốc khác làm bài thuốc chữa rất nhiều bệnh.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Rễ cỏ cú được sử dụng trong các bài thuốc dân gian truyền thống ở nhiều nước châu Á để chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, ký sinh trùng đường ruột, khó tiêu, rối loạn đường ruột và nhiều vấn đề khác về dạ dày. Các thành phần hóa chất của cỏ cú là một phương thuốc hiệu quả chống lại chứng khó tiêu. Một số enzym và hợp chất có trong cỏ cú còn kích thích các phản ứng sinh hóa khác nhau, giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa.

Chống co cứng

Cỏ cú có tác dụng thư giãn các cơ. Nhiều nghiên cứu trên thỏ cho thấy chiết xuất ethanolic của loài thực vật này có khả năng tạo ra cảm giác thư giãn của hồi tràng (đoạn sau của tá tràng và hỗng tràng, là đoạn thứ hai của ruột non) và tạo ra hiệu ứng chống lại các cơn co thắt do hóa chất gây ra.

Kiểm soát huyết áp

Nhiều nghiên cứu cho thấy, từ lâu chiết xuất cồn cỏ cú được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương thuốc để kiểm soát tăng huyết áp.

Hạ sốt

Cỏ cú được biết là có lợi cho việc hạ sốt và nhiệt độ cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất cồn của cỏ cú giúp ngừa sốt và hạ sốt đáng kể ở chuột bạch tạng.

Giảm cholesterol

Điều trị bệnh bằng chiết xuất từ hạt cỏ cú cho thấy làm giảm đáng kể tổng lượng cholesterol, LDL (cholesterol xấu) và triglyceride. Những kết quả này cho thấy các hợp chất có trong loại thực vật này thực sự có khả năng làm giảm cholesterol.

Tăng cường miễn dịch

Nghiền nát 1 thìa củ cỏ cú, thêm vào 1 ly sữa, nấu sôi để uống mỗi ngày 1 lần.

Viêm tụy

Thêm ½ thìa bột cỏ cú trong 2 ly nước. Nấu sôi cho đến khi còn lại phân nửa. Thêm hạt tiêu đen để uống hàng ngày, trong một tháng.

Khử mùi cơ thể

Nghiền nát 1 phần củ cỏ cú và 10 phần đậu xanh chung với nước. Thoa hỗn hợp này lên cơ thể trong 10 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm.

Hói đầu

Ngâm củ cỏ cú trong nước qua đêm. Nghiền nhuyễn, thêm dầu mè, đun sôi nhỏ lửa. Để nguội rồi thoa lên da đầu từ 2 đến 3 lần mỗi tuần.

Thuốc dân gian từ cỏ cú

Mụt cóc: Cỏ cú 30g, mộc tặc 30g, ô mai 30g, sắc 2 lần, bỏ bã, lấy nước đang nóng, ngâm hoặc tẩm gạc đắp lên chỗ mụn cóc chừng nửa giờ, ngày 2 đến 3 lần, liên tục trong 5 ngày.

Khiếm thực lý khí, giải uất: Cỏ cú 10g, khiếm thực 15g, gạo nếp 50g, đường trắng. cho cỏ cú vào nồi đun sôi, bỏ bã, thêm khiếm thực, gạo nếp nấu thành cháo, ăn chung với đường.

Gan trì trệ: Cỏ cú, xuyên khung, lá trà xanh mỗi loại 3g, cho 250ml nước vào đun sối 10 phút là uống được.

Thanh nhiệt, giải độc gan cấp tính: Cỏ cú đã sao vàng, đậu phụ, gừng, hành, muối, dầu thực vật. Phi hành, gừng với dầu ăn, thêm nước, cho cỏ cú vào đun to lửa, sôi cho đậu phụ, nêm muối, đun thêm 5 phút. Mỗi ngày nên ăn 1 lần, mỗi lần 100g đậu phụ, uống 200ml nước canh.

Chữa đau bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa: Cỏ cú 40g, riềng khô 80g (riềng chọn củ nhỏ màu vàng nhạt). Hai thứ tán nhỏ cất vào lọ kín, mỗi lần uống 6 - 8g (trẻ em mỗi lần uống 2 - 4g) với nước chè nóng. Uống 3 - 5 ngày.

Chữa tiêu hóa kém: Cỏ cú (sao) 12g, vỏ quýt (sao) 12g, vỏ vối (sao) 12g, vỏ rụt (sao) 16g, chỉ xác 12g. Sắc nước uống 5 ngày.

Chữa cảm cúm, gai rét, nhức đầu, đau mình: Cỏ cú 12g, tía tô 10g, vỏ quýt 10g, cam thảo 4g, hành 3 cây, gừng tươi 3 lát, sắc uống.

Đầy bụng, đau dạ dày, đầy hơi: Cỏ cú, gừng khô, mộc hương (mỗi vị 3g); khương bán hạ 10g, dùng dạng bột.

Nếu ăn không ngon, dùng cỏ cú 20g, hậu phác nam, trần bì, chỉ xác (mỗi vị 12g), nam mộc hương 16g. Sắc uống.

Viêm bàng quang cấp tính: Cỏ cú 30g, thêm 300ml nước, đun còn 200ml, chia hai lần uống trong ngày có tác dụng làm giảm nhanh cảm giác đau rát, tiểu buốt, tiểu cấp.

Đau lưng do sỏi thận, viêm phì đại đốt sống: Cỏ cú sống (không sao chế) 60g, sấy khô, tán bột mịn, uống mỗi lần 4g với nước nguội, ngày 3 lần trong 3 đến 5 ngày.

Sỏi niệu đạo: Cỏ cú tươi 80 đến 100g đun với lượng nước vừa đủ, kiên trì uống. Thông thường, bệnh nhân mất 42 ngày uống thuốc mới thành công.

Bên cạnh đó, cỏ cú có tác dụng ức chế sự co bóp tử cung, làm dịu sự căng thẳng, gần như có tác dụng trực tiếpp làm cho cơ tử cung dịu lại. Ngoài ra, Đông y cho rằng cỏ cú hiệu quả đối với tình trạng kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới do khí gan trì trệ, đu bụng kinh, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở.

Lưu ý khi dùng cỏ cú

Bởi tác dụng ức chế sự co bóp của tử cung nên phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng cỏ cú, tốt nhất nên hỏi ý kiến thầy thuốc.

Trường Thi

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site