18:09 | 27/08/2020

Cây vòi voi chữa bệnh

(LV) - Cây vòi voi mọc hoang trên những cánh đồng lẫn vào cỏ, chẳng ai để ý và nhiều người cũng không biết tới, nhưng lại là loại, vị thuốc đặc trị căn bệnh phổ biến hiện nay là xương khớp và một số bệnh ngoài da.

Cây vòi voi là vị thuốc đầu tiên được nhắc đến trong việc đặc trị căn bệnh xương khớp ngày càng phổ biến ở mọi độ tuổi, đặc biệt là thanh, trung nhiên và người già. Với xu hướng tìm về các bài thuốc chữa bệnh từ tự nhiên, việc tìm hiểu, cụ thể hóa những giá trị mà thảo dược mang lại cũng như cách sử dụng sao cho hiệu quả là cách mà nhiều người quan tâm.

 

Nhận diện vòi voi

Cây vòi voi được gọi là dền voi, cẩu vĩ trùng, cấu vĩ trùng, đại vĩ đao, nam độc hoạt. Có tên khoa học Heliotropium indicum L thuộc họ vòi voi (Boraginaceae). Cây có độc tính hơi nhẹ, có thể phát sinh thêm tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng quá liều hoặc sử dụng sai cách.

Vòi voi mọc hoang, cao từ 25 - 40cm, thân có nhiều lông nhám, cứng, khỏe. Lá hơi nhăn nheo, hình bầu dục, các mép có răng cưa. Hoa có màu tím hoặc màu trắng, mọc xếp liền nhau thành hai hàng dài. Không có cuống, mọc thành cụm có hình dạng giống vòi của con voi nên được gọi với cái tên vòi voi.

Cây được thu hái quanh năm, nhưng để cây chứa nhiều dưỡng chất nhất để cho ra sản phẩm chất lượng thì thường người ta hay thu hoạch vào mùa hè và mùa thu. Sau khi thu hái về rửa sạch bụi bẩn rồi sấy khô để chế thành thuốc.

Theo một số nhà nghiên cứu y học cho thấy cây có chứa thành phần hợp chất alcaloid pyrolizidin - chất có khả năng gây ung thư. Nhưng tại sao cây thuốc này vẫn được nhiều sử dụng? Đó là bởi vì nó có các hợp chất khác như indixin và indixin N-oxyd giúp ức chế các khối u, ngăn chặn các tế bào gốc tự do hình thành ung thư. Từ đó làm cho chất alcaloid pyrolizidin bị vô hiệu hóa và mất tác dụng.

 

Cách sử dụng cây vòi voi

Trong cây có thành phần chất axit xyanhydric, ancaloit có nhân pyrolizidinn gây độc hại cho gan về sau. Khi sử dụng để uống nước thuốc nên tuyệt đối không sử dụng, chỉ sử dụng đối với một số trường hợp nhất định theo ý kiến bác sĩ.

Sử dụng bằng cách giã nhỏ dược liệu, sau đó đắp trực tiếp vào chỗ sưng đau, hay đắp xung quanh vùng mủ sẽ thấy hiệu quả hẳn.

Điều trị phong tê thấp, đau nhức xương khớp: Lấy 500g cây tươi chặt thành từng đoạn nhỏ, giã nát bỏ vào chảo sao nóng với dấm. Gói thuốc vào miếng vải rồi đem buộc vào vùng bị đau.

Cách sử dụng cây vòi voi chữa vảy nến: Dân gian từ lâu đã áp dụng thảo dược điều trị bệnh vảy nến, xoa dịu đi các triệu chứng bong tróc da, ngứa ngáy, khô, nứt nẻ, chảy máu. Theo bác sĩ thì cây chỉ có tác dụng ở những bệnh nhân nhẹ, tình trạng nặng thì nên đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để điều trị dứt điểm.

Lấy một nắm cây vòi voi rửa sạch, rồi giã chung với vài hạt muối. Trước khi sử dụng thì sát khuẩn vùng da bị vảy nến bằng nước muối rồi đắp hỗn hợp lên và cố định lại bằng băng gạc. Để qua đêm và sử dụng hàng ngày các triệu chứng sẽ giảm rõ rệt.

Cách sử dụng cây vòi voi ngâm rượu: Dùng phần thân và rễ vòi voi mang đi rửa sạch, cắt ra thành từng đoạn và để đến khi ráo nước, cho vào bình thủy tinh đổ ngập rượu và đậy kín nắp lại. Để ở những nơi khô ráo, thoáng mát đến khi rượu chuyển sang màu vàng là được. Khi sử dụng thì lấy hỗn hợp rượu này thoa lên vùng bệnh để khử trùng.

 

Cách sử dụng cây vòi voi và giấm gạo: Lấy một nắm lá cây thảo dược và cho thêm 2 thìa giấm ăn, đem rửa sạch thảo dược để ráo và giã nát, rồi cho lên chảo sao nóng. Đến khi lá ngã sang màu vàng xanh là được. Cho vào miếng khăn mỏng đợi đến khi nguội rồi chườm lên vùng da bệnh trong 30 phút. Ngày làm từ 2 - 3 lần, bệnh tình sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Cách dùng cây vòi voi chữa viêm đa cơ địa: Các phương pháp dùng vòi voi chữa viêm da cơ địa được nhiều người sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Giúp cải thiện các triệu chứng sưng tẩy đỏ, mẩn ngứa, tụ bầm, sưng tẩy, tiết dịch ngứa và khôi phục da bị nứt nẻ.

Cây vòi voi có thể dùng phần thân hoặc lá tươi, giã nát đắp lên vùng da bị viêm trong thời gian 30 phút. Cây vòi voi thái thành từng đoạn nhỏ và cho vào ngâm nước muối pha loãng trong 15 phút. Cho thảo dược lên chảo và sao nóng với giấm và rượu trắng. Cho đến khi ngả sang màu vàng và đem hỗn hợp vào túi sạch chườm vào vùng bị thương đến khi nguội. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, liên tục sử dụng trong vòng 3 tuần. Hoặc có thể cắt vòi voi thành những đoạn nhỏ giã nát, rồi dùng hỗn hợp này đắp vào vùng bị tổn thương trong 30 phút, khi đủ thời gian thì rửa sạch lại vết thương với nước ấm.

Lưu ý khi dùng cây vòi voi

Trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, để có cách thức khoa học nhất và đạt hiệu quả cao. Không nên sử dụng với phụ nữ đang mang thai và trẻ em, người già yếu, bị tiêu chảy lâu ngày, cơ thể mệt mỏi suy nhược. Vệ sinh sạch sẽ cây thuốc trước khi dùng để đắp để đảm bảo không bị nhiễm trùng, tình trạng bệnh nặng hơn. Các bài thuốc từ cây vòi voi chỉ áp dụng với những trường hợp bị bệnh nhẹ. Nếu bệnh tình trở nặng thì đến ngay bệnh viện để có liệu trình điều trị khoa học và đúng đắn mau hết bệnh.

Hồng Nhung

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site