14:10 | 19/03/2016

Độc đáo làng nghề mỹ nghệ Thiết Úng

(LV) - Nằm ở xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, nghề điêu khắc mỹ nghệ truyền thống Thiết Úng đến nay đã trở thành nghề phát triển kinh tế chính, tăng thu nhập của người dân nơi đây.

>>> Những người thợ Xốm hôm nay 

>>> Hội chợ nghệ thuật và đồ thủ công mỹ nghệ lớn nhất Việt Nam 

Theo nghệ nhân Đào Thị Hồng Thắm người có kinh nghiệm hơn 20 năm làm nghề cho biết, nét độc đáo và khiến cho các sản phẩm mỹ nghệ đặc trưng của Thiết Úng được khách hàng trong và ngoài nước quan tâm, đó là với mỗi tác phẩm người làm đều chú ý vào việc tạo được cái thần thái trong tác phẩm. Tất cả chi tiết phải toát lên được sự đồng bộ, hài hoà, mềm mại và sinh động.

Để làm ra một sản phẩm chạm khắc gỗ, công đoạn đầu tiên là xử lý gỗ nguyên liệu. Trước tiên, người thợ phải chọn được loại gỗ đảm bảo độ bền, chắc, ít cong vênh, rạn nứt, thớ gỗ phải dẻo mịn. Hầu hết các sản phẩm mỹ nghệ đều được người dân Thiết Úng sử dụng gỗ hương để đảm bảo độ chắc chắn, độ bền và không bị mối mọt theo thời gian. Pha gỗ là công đoạn hết sức quan trọng, đòi hỏi những thợ giỏi, giàu kinh nghiệm thực hiện. Những thanh gỗ sau khi được pha chế xong sẽ được những thợ đục, thợ khảm tạo ra những bức tượng, hoa văn, hoạ tiết trang trí nghệ thuật bằng việc điều khiển cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết trên chiếc máy CMC.

Đến nay các sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ đã được tiêu thụ phổ biến tại các tỉnh thành trong nước và được xuất khẩu tới một số nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Bằng việc lấy nghề thủ công truyền thống để phát triển kinh tế gia đình, theo thống kê của UBND xã Vân Hà đến nay Thiết Úng có đến 95% hộ làm nghề điêu khắc mỹ nghệ, bình quân thu nhập khoảng 200 - 300 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó còn giải quyết được việc làm cho khoảng 700 - 1.000 lao động của địa phương và từ các làng lân cận đến lao động thường xuyên.

Chuẩn bị, tạo hình sản phẩm gỗ mỹ nghệ
Chuẩn bị, tạo hình sản phẩm gỗ mỹ nghệ.
Hiện tại người làm nghề trong thôn đã đưa nhiều máy móc, thiết bị vào trong một vài công đoạn để sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ
Hiện tại người làm nghề trong thôn đã đưa nhiều máy móc, thiết bị vào trong một vài công đoạn để sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ.
Phần lớn các hộ trong thôn Thiết Úng đều gắn bó với nghề điêu khắc gỗ
Phần lớn các hộ trong thôn Thiết Úng đều gắn bó với nghề điêu khắc gỗ.
Người dân làng Thiết Úng với bàn tay khéo léo đục những nét sinh động trên sản phẩm đồ gỗ
Người dân làng Thiết Úng với bàn tay khéo léo đục những nét sinh động trên sản phẩm đồ gỗ.
Những sản phẩm điêu khắc gỗ sinh động được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của người dân Thiết Úng
Những sản phẩm điêu khắc gỗ sinh động được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của người dân Thiết Úng.
Những khúc gỗ thô qua bàn tay của người làng nghề Thiết Úng đã thành những sản phẩm mỹ nghệ có giá trị thẩm mỹ
Những khúc gỗ thô qua bàn tay của người làng nghề Thiết Úng đã thành những sản phẩm mỹ nghệ có giá trị thẩm mỹ.
Nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ đã đem lại cơ hội làm việc cho rất nhiều lao động ở Thiết Úng cũng như vùng lân cận
Nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ đã đem lại cơ hội làm việc cho rất nhiều lao động ở Thiết Úng cũng như vùng lân cận.
 

Ngân Hà (ảnh: Việt Cường)
Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site