08:59 | 07/08/2010

Khám phá làng lư đồng đệ nhất Sài thành

(LV) - Làng nghề đúc lư đồng trên đường Phan Huy Ích phường 12, quận Gò Vấp (TP.HCM) đã có lịch sử hơn 100 năm nay. Trải qua bao thăng trầm, hiện khu vực còn khoảng 10 cơ sở chuyên đúc lư đồng thủ công cung cấp chủ yếu cho thị trường miền Nam.

Nghề đúc lư đồng đã có ở cả ngàn năm lịch sử tồn tại nhiều nơi trải dài khắp đất nước. Riêng tại TP.HCM nghề đúc lư đồng mới chỉ xuất hiện khoảng 200 năm nay. Cho đến nay, hầu hết các làng đúc đồng này đã bị mai một, những nơi như Chợ Quán, Phú Lâm chỉ còn trong kí ức.

Một nơi vẫn giữ được nghề đúc lư đồng là làng An Hội xưa, nay là phường 12, quận Gò Vấp, TP.HCM. Làng nghề đúc lư đồng An Hội gắn liền với thăng trầm của dòng họ Trần ở vùng Gò Ngoài (sau đổi tên thành Gò Vấp), tính từ ông tổ làng nghề đến nay đã truyền qua 4 đời.

Những năm đầu của thế kỷ 20, nghề đúc lư đồng rất thịnh ở khu vực chợ Quán (quận 5). Thời điểm đó, hàng ngàn thợ đúc lư đồng làm việc luôn tay vẫn không đáp ứng đủ đơn đặt hàng của dân buôn ở các vùng miệt vườn Nam bộ. Ông Trần Văn Kỉnh, thế hệ đầu tiên của làng đúc lư đồng An Hội lúc bấy giờ khăn gói ra vùng Chợ Quán học nghề tìm kế sinh nhai.

Lúc đã thạo nghề, ông Kỉnh trở về tập hợp người trong gia đình lập một cơ sở chuyên sản xuất lư đồng rồi từ đó cái nghề nhân rộng trong khu vực. Thời điểm cực thịnh của nghề đúc lư đồng, An Hội có đến gần 30 cơ sở với hàng trăm công nhân, nghệ nhân làm việc.

Nghề làm lư đồng đòi hỏi lắm công phu vì nhiều công đoạn phức tạp. Trước hết phải chọn đất để làm khuôn. Mà đất để làm lư đồng chỉ lấy ở Thuận An (Bình Dương) và Đồng Nai. Chỉ có đất ở những vùng này mới cho ra lò những chiếc lư đẹp. Sau khi mang đất về, xay nhuyễn ra, sàng lọc rồi đem phơi. Kế tiếp, trộn đất với tro, trấu, pha nước sền sệt, đợi cho đất quện lại, lúc đó mới lên khuôn. Khuôn được làm 3 lớp. Lớp bên trong là đất, ở giữa là một lớp sáp. Tùy vào độ dày mỏng của sản phẩm mà người ta sẽ tạo nên lớp sáp dày hay mỏng.

Việc cuối cùng trong khâu làm khuôn người thợ phải đắp thêm một lớp đất bên ngoài, bao phủ lên tất cả phần sáp. Khi khuôn hoàn thành, phơi chừng một đến hai nắng gắt mới đưa vào lò nung. Để lư đồng không bị rỗ, trước khi đưa khuôn sáp vào lò nung, người thợ còn phải bao bọc 2 lớp đất sét đã được rây mịn bên ngoài. Kế đó là bước nấu đồng nóng chảy và đổ vào khuôn. Công đoạn này đòi hỏi người thợ canh chừng rất kỹ và phối hợp nhịp nhàng giữa người thợ móc khuôn từ hầm nung và người thợ múc đồng từ chảo.

Sau khi đổ xong, chờ khuôn nguội rồi đập bỏ lớp đất ngoài, đục hết đất bên trong, sau đó cạo sạch phần đồng thừa khi lấy từ trong khuôn ra, dũa cho sạch rồi lắp đặt các bộ phận lại sao cho đúng mẫu. Cuối cùng, người thợ sẽ thể hiện tài năng của mình bằng những nét hoa văn độc đáo trên mặt lư như rồng, phượng, chiến mã, mãnh thú hoặc tre, trúc, hoa quả... Thông thường, một bộ lư đồng có 6 món, chủ yếu là hai dạng lư tròn hoặc lư vuông.

Nữ nghệ nhân đắp khuôn bằng đất này đã có tuổi nghề 40 năm
Nữ nghệ nhân đắp khuôn bằng đất này đã có tuổi nghề 40 năm.
Cơ sở đúc lư đồng lớn nhất ở làng An Hội xưa giờ có khoảng 50 người làm việc cật lực
Cơ sở đúc lư đồng lớn nhất ở làng An Hội xưa giờ có khoảng 50 người làm việc cật lực.
Hầu hết là thanh thiếu niên từ miền Tây lên
Hầu hết là thanh thiếu niên từ miền Tây lên.
Họa tiết đã đắp sáp xung quanh một chiếc lư đồng loại trung
Họa tiết đã đắp sáp xung quanh một chiếc lư đồng loại trung.
Một chiếc lư đồng hoàn chỉnh phải trải qua 7 công đoạn chi tiết đòi hỏi sự kiên trì và tinh tế của nghệ nhân
Một chiếc lư đồng hoàn chỉnh phải trải qua 7 công đoạn chi tiết đòi hỏi sự kiên trì và tinh tế của nghệ nhân.
Giai đoạn đúc đồng là gian khổ nhất
Giai đoạn đúc đồng là gian khổ nhất.
Nửa đêm phải đưa đồng vào nấu trong lò hàng ngàn độ C
Nửa đêm phải đưa đồng vào nấu trong lò hàng ngàn độ C.
Khuôn đất đã chín
Khuôn đất đã chín.
Thử đồng xem đã đưa vào khuôn đất được chưa
Thử đồng xem đã đưa vào khuôn đất được chưa.
Khu vực đánh bóng lư đồng
Khu vực đánh bóng lư đồng.
Họa tiết rồng phượng điêu luyện trên một chiếc lư đồng loại lớn...
Họa tiết rồng phượng điêu luyện trên một chiếc lư đồng loại lớn....
Đi kèm các bộ lư cổ truyền còn có chiến mã bằng đồng...
Đi kèm các bộ lư cổ truyền còn có chiến mã bằng đồng....
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường các nghệ nhân làng An Hội xưa còn tạo ra mãnh thú để tăng phần uy nghi, bề thế
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường các nghệ nhân làng An Hội xưa còn tạo ra mãnh thú để tăng phần uy nghi, bề thế.
 

HTSN (Nguồn VietNamnet)

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site