09:48 | 30/07/2014

Bảo Hưng sản xuất chè an toàn

(LV) - Thực tế, chè Bảo Hưng, nhất là chè của thôn Trực Thanh đã và đang được người "nghiền" trà tin dùng và ghi nhận bởi chè sạch, chè ngon nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm vẫn rất nhỏ lẻ, hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái.

>>> Nàng Sen 

>>> Cây ca cao: vì sao nông dân chưa "mặn"?  

Yên Bái là tỉnh có diện tích chè rộng lớn với trên 12.000ha chè kinh doanh với hàng vạn hộ nông dân làm chè và trên 100 cơ sở chế biến công nghiệp nhưng số người làm chè VietGAP (sản phẩm chè an toàn) lại không nhiều. Xã Bảo Hưng (Trấn Yên) không phải địa phương có diện tích chè lớn vậy mà đã ba, bốn năm nay, người dân ở đây áp dụng quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP khá hiệu quả và người làm chè đã sống được bằng chè.

Phó chủ tịch UBND xã Lê Ngọc Quỳnh cho biết: "Toàn xã Bảo Hưng có trên 300ha chè, trước đây chủ yếu là giống chè trung du già cỗi, năng suất thấp, chất lượng búp kém. Trước thực trạng đó, nhân dân trong xã đã trồng cải tạo, trồng thay thế được trên 100ha bằng giống chè lai, chè nhập nội chất lượng cao. Không chỉ vậy, bà con trong xã, nhất là thôn Trực Thanh, thôn Ngòi Đong, có 165 hộ tham gia với 100% diện tích được áp dụng theo quy trình chè VietGAP đã mang lại thu nhập cao gấp 3 đến 4 lần sản xuất chè bình thường".

Câu chuyện sản xuất chè VietGAP được bắt nguồn từ Dự án sản xuất chè búp tươi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh triển khai từ năm 2009. Lúc đầu mới chỉ mấy hộ tham gia, còn lại là bà con vẫn sản xuất theo phương pháp truyền thống. Trồng không hề đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu phun tràn lan, thu hái tận diệt "trên đau, dưới đói", chè không ra búp, các loại thuốc kích thích phun liên tục đã khiến cây chè suy kiệt, năng suất ngày một giảm. Có nhiều người cho rằng, sản xuất theo quy trình VietGAP phức tạp, tốn kém nên không làm. Tuy nhiên, những diện tích chè VietGAP đầu tiên đã cho thu hoạch, mang lại hiệu quả cao, thế là cả xóm, cả thôn tham gia, năm sau cao hơn năm trước. Hiện nay, toàn bộ diện tích chè giống Bát Tiên, Phúc Vân Tiên và chè lai LDP1, LDP2 đều được sản xuất theo quy trình VietGAP.

Nhờ sản xuất chè VietGAP nên gia đình ông Nguyễn Đình Nam, thôn Ngòi Đong mỗi năm thu trên 60 triệu đồng sau khi trừ chi phí
Nhờ sản xuất chè VietGAP nên gia đình ông Nguyễn Đình Nam, thôn Ngòi Đong mỗi năm thu trên 60 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Ông Nguyễn Đình Nam ở thôn Ngòi Đong đang cùng vợ, hai con tay thoăn thoắt hái chè nói: "Làm chè sạch vừa an toàn cho mình vừa an toàn cho người sử dụng mà hiệu quả kinh tế lại cao. Đành rằng làm theo quy trình đòi hỏi phải tốn công sức nhưng mình làm nông thì phải tận tâm mới nghề mới sống được. Nói về làm chè, tôi cũng đã làm 30 năm có lẻ nhưng làm chè VietGAP mới bắt đầu từ 3 năm nay. Nhà có hơn 11 sào chè, trước đây toàn là giống trung du. Năm 2009 được Nhà nước hỗ trợ giống, tôi chặt bỏ tất cả, trồng thay thế bằng giống chè lai LDP1. Cái chè giống mới này chỉ sau ba năm kiến thiết cơ bản là cho thu hoạch, năng suất cao mà chất lượng búp cũng rất phù hợp với sản xuất chè xanh. Vụ chè năm 2013, nhiều nơi người làm chè không sống được bằng chè nhưng gia đình tôi vẫn sống khỏe, sau trừ chi phí, phân bón còn để ra được 60 triệu đồng".

Cũng giống như ông Nam, gia đình ông Lê Ngọc Quỳnh - Phó chủ tịch UBND xã cũng sản xuất 5 sào chè bằng giống Bát Tiên và áp dụng quy trình sản xuất chè VietGAP. Chỉ 5 sào chè vậy mà mỗi năm, gia đình ông thu cũng trên 30 triệu đồng sau trừ chi phí. Chè ở thôn Trực Thanh, Ngòi Đong thu hái toàn bộ bằng tay và hái đúng "một tôm, hai lá", hái đến đâu bà con tự chế biến ở nhà rồi sau đó bán chè khô cho các tư thương với giá 80.000 đồng/kg đối với chè lai, 120.000 -130.000 đồng/kg đối với chè giống Bát Tiên. Không chỉ sạch mà chè Bát Tiên của Bảo Hưng rất thơm, nước xanh, được nước. Có nhiều gia đình nhờ sản xuất chè VietGAP mà mỗi năm cho thu cả trăm triệu đồng như gia đình Bí thư Chi bộ thôn Trực Thanh Phạm Ngọc Kỳ không còn là chuyện hiếm.

Sản xuất chè VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao là đã rõ. Tuy nhiên, để phát triển mạnh hơn nữa thì người nông dân đang cần có sự vào cuộc của các ngành chức năng trong xây dựng thương hiệu sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.

Thực tế, chè Bảo Hưng, nhất là chè của thôn Trực Thanh đã và đang được người "nghiền" trà tin dùng và ghi nhận bởi chè sạch, chè ngon nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm vẫn rất nhỏ lẻ, hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Sản phẩm chè bán tại thôn chỉ có giá 100.000 - 120.000 đồng/kg nhưng thương lái lại bán ra ngoài với giá 180.000 - 200.000 đồng/kg. Thậm chí, nhiều thương lái sau khi mua chè ở Bảo Hưng về rồi đấu trộn với các loại chè khác, dán mác Bảo Hưng dẫn tới chất lượng kém, giảm uy tín.

Để chè Bảo Hưng phát triển bền vững, nhất thiết phải xây dựng cho được thương hiệu sản phẩm để có sự bảo hộ của Nhà nước đồng thời các hộ dân trong xã cũng cần liên kết tạo thành nhóm hộ hay tổ hợp tác để cùng sản xuất, cùng tiêu thụ sản phẩm, tránh bị tư thương ép giá. Điều vô cùng quan trọng nữa là bà con không nên chạy theo lợi nhuận trước mắt mà phải áp dụng, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Có làm được như vậy, sản xuất chè ở xã Bảo Hưng nói chung, ở thôn Trực Thanh, Ngòi Đong nói riêng mới có thể phát triển bền vững.

KN (Nguồn Báo Yên Bái)

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site