15:27 | 30/09/2014

Bài học từ sự phát triển của đất nước Hàn Quốc

(LV) - Đoàn cán bộ ngành nông nghiệp Việt Nam thuộc hai tỉnh Hải Dương, Hòa Bình và cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam sang Hàn Quốc dự khóa tập huấn từ 15 - 28/9/2014.

>>> Câu chuyện về “lửa” của họa sỹ Jeong lljin 

>>> Triển lãm Giao lưu Mỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc 

Chương trình được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất rau”, dự án hợp tác giữa Bộ Nông Lương Hàn Quốc và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2015.

Đoàn (TS. Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm dẫn đầu) đã đến thăm phòng thí nghiệm và Quỹ gien của Trường Đại học Dankook, Viện nghiên cứu Rau và Dược liệu, Viện Khoa học Cây trồng, Viện Nông nghiệp vùng cao, Cục phát triển Nông thôn, Công ty sản xuất hạt giống và Cây giống ACC KA, trang trại nho, Bảo tàng Hansan Lami, Cố cung, làng truyền thống, chợ nông thủy sản, công trình lấn biển với 33km đê được sử dụng làm đường bộ. Qua bài giảng của các giáo sư Hàn Quốc, Đoàn được tìm hiểu về lịch sử phát triển, văn hóa, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, vai trò của rau quả với sức khỏe và định hướng phát triển nông nghiệp Hàn Quốc.

Đoàn
Đoàn cán bộ nông nghiệp Việt Nam thăm phòng thí nghiệm và Quỹ gien của Trường Đại học Dankook, Hàn Quốc.

Nông nghiệp nông thôn đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Sau chiến tranh, từ 1955 - 1960, Hàn Quốc là nước nghèo thứ hai trên thế giới, người dân sống nhờ vào viện trợ của nước ngoài. Thu nhập bình quân đầu người năm 1957 chỉ 82USD/năm. Từ năm 1960 -1990, Hàn Quốc đã tự túc được lương thực, thay đổi bộ mặt đất nước nhờ cuộc cách mạng xanh và chương trình nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người năm 1996 là 11.380 USD.

Từ năm 1990, cuộc cách mạng trắng với cây rau và một số cây ăn quả như nho và dâu tây được trồng trong nhà màng, người dân Hàn Quốc được thưởng thức rau, quả tươi quanh năm. Cũng từ năm 1990, công nghiệp được ưu tiên phát triển để phát triển kinh tế đất nước. Những tập đoàn công nghiệp như Huyhndai, Samsung… đã sản xuất các sản phẩm không chi phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu với giá trị cao, giúp kinh tế đất nước phát triển. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 22.730 USD.

Tuy hiện nay tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 2,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhưng nông nghiệp vẫn được chú trọng phát triển. Hàn quốc chú trọng phát triển các sản phẩm có giá trị cao như cây dược liệu, rau, quả. Lúa vẫn được duy trì đảm bảo an ninh lương thực đồng thời chú trọng giá trị dinh dưỡng, dược liệu để tạo ra thực phẩm chức năng. Hàn Quốc đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giúp các nước đang phát triển. Hiện nay có 20 Trung tâm Hợp tác Nông nghiệp Quốc tế (KOPIA) trên 20 nước trên thế giới, trong đó có KOPIA Việt Nam.

Từ một nước nghèo đói sau chiến tranh, phát triển đất nước chủ yếu nhờ cách mạng trong nông nghiệp, khi đủ lương thực thì ưu tiên phát triển công nghiệp, Hàn Quốc đã là nước công nghiệp phát triển. Công nghiệp, nông nghiệp và bản sắc văn hóa hòa quyện làm nên đất nước Hàn Quốc đương đại. Đây chính là mô mình để Việt Nam học tập!

Phạm Thị Thu Hương


Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site