08:58 | 28/08/2015

Làm giàu từ vùng đất trũng

(LV) - Nhờ sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, ham học hỏi, biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế trang trại, mỗi năm, mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Ngọc Giang, ở thôn Tống Văn, xã Vũ Chính (thành phố Thái Bình) cho thu lãi trên 200 triệu đồng.

 >>> Nghề làm lược sừng

Sau những năm tháng rèn luyện trong quân đội, năm 1981, CCB Nguyễn Ngọc Giang xuất ngũ trở về địa phương. Với bản chất người lính Cụ Hồ, ông luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Năm 2001, khi xã Vũ Chính thực hiện dồn điền đổi thửa, quy vùng sản xuất tập trung, ông đã mạnh dạn xin đấu thầu hơn 1ha vùng ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả để quy hoạch xây dựng trang trại với các khu biệt lập cho từng con vật nuôi, cây trồng cụ thể.

 

Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Giang chăm sóc đàn lợn trong trang trại
Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Giang chăm sóc đàn lợn trong trang trại.

Từ số vốn tích lũy của gia đình và vay thêm ngân hàng, ông đầu tư thuê nhân công san lấp ruộng và đào 3 ao nuôi cá với diện tích 7.200m2 để nuôi thả các giống cá truyền thống như trôi, trắm, chép, mè. Thời gian đầu, do thiếu kiến thức chăn nuôi và khó tìm đầu ra nên ông gặp rất nhiều khó khăn. Không nản chí, vừa làm ông vừa tích lũy kinh nghiệm, tích cực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm các mô hình kinh tế qua sách báo, truyền hình và áp dụng vào mô hình của gia đình mình. Nhờ cần cù, chịu khó lại áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật nên ao cá của gia đình ông năm nào cũng đạt năng suất cao.

Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, từ tiền lãi ban đầu, CCB Nguyễn Ngọc Giang tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô vườn, chuồng. Hiện, trang trại của ông thường xuyên nuôi trên 2.000 con gà lai chọi, trên 60 con lợn thịt; xung quanh ao, chuồng, ông trồng thêm 250 gốc thanh long, hàng chục gốc mít, đu đủ và nhiều loại cây ăn quả khác... Trong quá trình chăn nuôi, ông luôn bảo đảm chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, tiêm vắc-xin, khử trùng chuồng trại định kỳ để phòng các loại dịch bệnh, bảo đảm cho đàn lợn, đàn gà sinh trưởng, phát triển tốt. Để giảm thiểu những rủi ro, ông nuôi theo hình thức gối đàn, xuất bán lứa này thì có 3 - 4 lứa khác kế tiếp ở các trọng lượng khác nhau.

Đưa chúng tôi đi thăm trang trại, CCB Nguyễn Ngọc Giang phấn khởi cho biết: “Hiện, mỗi tháng gia đình tôi xuất bán trên 1 tấn gà, 4 tấn cá/năm và hàng chục tấn lợn/năm. Trừ chi phí, bình quân mỗi năm thu lãi trên 200 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với thu nhập bình quân từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng”.

Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, ông Giang còn là hội viên CCB gương mẫu, tích cực tham gia và thực hiện tốt các phong trào, hoạt động hội, các cuộc vận động ở địa phương; đồng thời, ông cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những hội viên có nhu cầu để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo. Nhiều năm liền, CCB Nguyễn Ngọc Giang là điển hình làm kinh tế giỏi của xã, Thành phố, được các cấp, các ngành ghi nhận và biểu dương.

KN (Nguồn: Báo Thái Bình)

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site