16:49 | 26/09/2015

Khơi dậy giá trị truyền thống làng Đốc Tín

(LV) - Nhân dịp kỷ niệm ngày hóa của Đức thánh Đoàn Thượng (25/6 âm lịch) - một danh tướng thời nhà Lý, nhân dân thôn Đốc Tín (xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) long trọng tổ chức lễ khánh thành hậu cung đền Thượng (thờ Đức thánh Đoàn Thượng).

>>> Trải nghiệm để thêm yêu văn hoá dân tộc 

Ấn triện bằng đồng tìm thấy tại hậu cung đền Thượng
Ấn triện bằng đồng tìm thấy tại hậu cung đền Thượng.

Tương truyền, ngôi đền Thượng, thôn Đốc Tín được khởi dựng từ lâu đời, tọa lạc trên một gò đất cao, thoáng mát, tĩnh mịch, cây cối rậm rạp, ngự trên đầu Rồng. Kiến trúc ngôi đền xưa theo kiểu chữ Đinh (có cổng tam quan, đệ nhị, hậu cung. Đền Thượng là nơi thờ danh tướng Đoàn Thượng, một trung thần của nhà Lý “Anh liệt Chinh khí quân”. Sau khi Ngài mất, được sắc phong vua ban là “Đông Hải Đại Vương Thượng đẳng Thần”. Vì vậy, làng Đốc Tín đã xin sắc phong của nhà vua và suy tôn Ngài làm Thành Hoàng của làng. Đền Thượng cũng là địa danh nằm trong danh sách 72 làng xã tôn Ngài làm Thành Hoàng…

Cái nôi hoạt động cách mạng

Hàng năm, dù người dân có đi đâu xa cũng đều trở về với hội làng được tổ chức ngày 10/1 và ngày 25/6 âm lịch (kỷ niệm ngày sinh, ngày hóa của Đức Thánh Đại Vương Đoàn Thượng), bốn Giáp lại cùng chung làm lễ vật rồi rước bài vị đức Thánh từ đền về nơi đình làng làm tế lễ để tưởng nhớ đến công lao của Ngài, cầu cho mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa.

Xưa làng Đốc Tín có ngôi đình được xây dựng vào năm Mậu Tuất (1778), thời Hậu Lê (niên hiệu Cảnh Hưng) do bà Hoàng phi Nguyễn Thị Diễm (vợ của vua Lê Hiển Tông) - là người con gái tài sắc quê Đốc Tín công đức xây dựng. Đó là một ngôi đình to đẹp, nguy nga, nghệ thuật kiến trúc tuyệt diệu, cột đình to mà hai người ôm không xuể. Cột, xà đều sơn son, thiếp vàng rất lộng lẫy cùng với nhiều hoành phi câu đối văn tự tuyệt tác.

Năm Tân Dậu (1881) ngôi đình bị giặc Tuyết Sơn đốt cháy, sau đó các cụ đẽo cột xà dựng lại. Năm 1946, ngôi đình làng là nơi xét xử tòa án binh kết tội những tên Việt gian, phản động, nơi sơ tán của Bệnh viện quân y do bác sỹ Hồ Đắc Di và bác sỹ Tôn Thất Tùng đảm nhiệm điều trị thương bệnh binh cho bộ đội chống Pháp. Làng Đốc Tín cũng là nơi sơ tán công binh xưởng chuyên chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến do Giáo sư Trần Đại Nghĩa chỉ đạo…

Đốc Tín cũng là nơi sớm có phong trào cách mạng, thành lập chi bộ Đảng từ năm 1936. Đến năm 1947, thực dân Pháp đánh về Ứng Hòa, chúng lấy mục tiêu làm nơi tập bắn. Một quả đại bác từ bốt Quàn trên đê (Ứng Hòa) xuyên qua cung đền về phía Đông - Nam khiến ngôi đền tan tành, đổ nát...

Từ năm1949 – 1954, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, chúng lập tề. Đốc Tín là chiếc nôi hoạt động cách mạng, hoạt động du kích và là nơi che giấu, bảo vệ các cán bộ cao cấp của Việt Minh (nơi bác Đỗ Mười nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từng hoạt động và chỉ đạo phong trào ở Đốc Tín). Vì vậy, thực dân Pháp đã trả thù bắn phá điên cuồng và hủy hoại toàn bộ các công trình di sản văn hóa lịch sử của quê hương Đốc Tín…

Phục dựng nét đẹp truyền thống

Trải qua nhiều thập kỷ cùng với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, nên nhiều những nét đẹp văn hóa của quê hương nhiều thập kỷ qua lễ hội đã không diễn ra và phục dựng lại.

Lễ hội làng Đốc Tín
Lễ hội làng Đốc Tín.

Năm 1991, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự ủng hộ các nhà hảo tâm, bà con xa quê, cụ Đỗ Văn Dực một lão thành cách mạng, Chủ tịch Hội đồng hương Hà Nội - Hà Đông đã tập hợp những con người xa xứ, quyên góp cùng nhân dân quyết phục dựng xây dựng lại các công trình văn hóa và phục hồi những nét đẹp truyền thống quê hương. Từ đó, lễ hội được khôi phục và trở thành lễ hội lớn của người làng Đốc Tín.

Ông Lương Văn Bình, Trưởng thôn Đốc Tín cho biết: Hội làng Đốc Tín được khôi phục cách đây 24 năm, trước đây do hội người cao tuổi xã Đốc Tín tổ chức. Từ cuối năm 2014, hội làng được bàn giao cho thôn quản lý và tổ chức theo đúng lệ làng ngày xưa.

Về việc tôn tạo trùng tu lại đền Thượng, năm 2004, Hội người cao tuổi xã Đốc Tín đã vận động quyên góp xây dựng được nhà Đệ tam và sắm sửa được các đồ thờ, đồ rước tôn nghiêm. Đầu năm 2015 thì hậu cung ngôi đền xuống cấp nghiêm trọng, thôn Đốc Tín đã vận động nhân dân đóng góp để trùng tu, tôn tạo lại hậu cung đền Thượng. Công trình này được thi công trên 60 ngày với tổng kinh phí xây dựng trên 300 triệu đồng.

Ngày 25/6 âm lịch (2015), nhân dịp việc làng tổ chức kỷ niệm ngày hóa của ngài Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng, thôn Đốc Tín đã long trọng tổ chức lễ cắt băng khánh thành công trình.

Ông Trần Đình Mỳ - Chủ tịch UBND xã Đốc Tín ghi nhận tấm lòng hảo tâm đóng góp xây dựng, trùng tu lại đền Thượng - thờ Đại Vương Đông Hải Đoàn Thượng. Đồng thời mong muốn ngày càng nhiều bà con của quê hương Đốc Tín tiếp tục phát tâm công đức để trùng tu, phục dựng ngôi đền và các di tích lịch sử của quê hương, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa, đáp ứng nguyện vọng tinh thần tín ngưỡng của nhân dân.

Trong quá trình tôn tạo lại hậu cung Đền Thượng đã phát lộ, tìm thấy một số di vật lịch sử quý hiếm như: 1 lọ độc bình (Tịnh Bình Pháp Khí), 1 đao thờ, một chiếc ấn thời nhà Lý. Hiện nay ngôi đền Thượng làng Đốc Tín còn lưu giữ được 6 sắc phong cổ viết bằng chữ Hán, có từ thời Hậu Lê (năm 1776) cho đến thời nhà Nguyễn. Còn các sắc phong cổ trước đây bị giặc cờ đen đốt cháy vào năm 1881, cùng ngôi đình làng.

Minh Xuân - Văn Bình

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site