00:10 | 28/07/2016

Phố nghề Hàng Mã xưa và nay

(LV) - Trong lịch sử phát triển, làng nghề phố nghề Thăng Long – Hà Nội đã có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của thủ đô. Đặc biệt, phố nghề Hàng Mã không chỉ góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế thủ đô mà còn để lại một di sản văn hóa đồ sộ.

 >>> Làng nghề sơn mài nổi tiếng đất Hà Thành

Phố nghề Thăng Long - Hà Nội

Kiểu kiến trúc phổ biến ở các phố nghề là những dãy nhà xây theo kiểu chồng diêm san sát nhau, đây vừa là nhà ở, lại vừa là cửa hiệu bán hàng, lòng hẹp và sâu vào trong, chia làm nhiều phòng rộng, mỗi phòng được ngăn cách với nhau bởi một khoảng sân. Đây là kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng của phố nghề Thăng Long – Hà Nội mà còn lưu giữ lại cho đến ngày nay.

Bên cạnh đó, phố nghề Thăng Long – Hà Nội còn để lại cho thế hệ sau rất nhiều đình đền thờ tổ nghề. Các đình này là do dân ngoại tỉnh ra kinh thành hành nghề, tự nguyện đóng góp xây dựng để thờ cúng tổ nghề. Trước đây, đình còn là nơi bán sản phẩm nghề như đình “Tú đình thị” là chợ bán đồ thêu của người làng Quất Động (Hà Tây), “Đồng Lạc Quyên yếm đình” là chợ bán yếm lụa của phường Đồng Lạc. Việc các phường thợ lập đình thờ tổ nghề là biểu hiện của lòng uống ước nhớ nguồn, biết ơn người xưa đã có công khai sáng hay cải tiến nghề nghiệp cho con cháu nhờ đó mà sinh sống.

 

Phố Hàng Mã dịp trung thu
Phố Hàng Mã dịp trung thu

Ngoài ra, các công trình kiến trúc quốc gia như chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên, Văn Miếu – Quốc Tử Giám chính là những sản phẩm tinh xảo từ bàn tay khéo léo của những người thợ ở các phường nghề, phố nghề.

Ngày nay, ta vẫn xem “36 phố phường” của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố đã thay đổi, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra đã một thời vang bóng mãi ăn sâu trong trái tim người Hà Nội.

Phố nghề Hàng Mã thuở xưa

Hàng Mã là một phố nhộn nhịp nằm trong khu 36 phố phường của Hà Nội, nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước thời Pháp thuộc, Hàng Mã là nơi bán các đồ mã nhỏ (ở phía Đông phố), các sản phẩm đồ đồng (ở đoạn phía Tây) và có một mặt hàng đặc biệt chỉ bày bán vào khoảng thời gian cố định từ 20 đến 30 tháng Chạp hàng năm, đó là các món đồ cổ.

 

Phố Hàng Mã thuở xưa
Phố Hàng Mã thuở xưa

Tuy nhiên, trong ba mặt hàng này thì đồ đồng là hàng đúc sẵn đặt tại các lò đúc của phường Ngũ Xã, đồ cổ do dân chơi các tỉnh (chủ yếu là dân Nam Định và Hưng Yên) mang đến bán, chỉ có hàng mã là sản phẩm mà dân Hàng Mã đã có thời gian tự tay làm ra, và cho đến nay, phố vẫn mạnh về kinh doanh mặt hàng này. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, khảo sát sự biến đổi văn hóa ở phố nghề Hàng Mã, người viết chú trọng đến sự biến đổi văn hóa trong sản xuất và kinh doanh hàng mã..

Hàng Mã trong bối cảnh hiện nay

Giai đoạn từ sau 1986 đến nay, hoạt động sản xuất ở phố Hàng Mã giảm dần, có giai đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng mã gần như bị “xóa sổ” do chính sách bài trừ mê tín dị đoan của Đảng và Nhà nước ta. Trong vòng mười năm trở lại đây, số lượng các gia đình vừa sản xuất, vừa kinh doanh ở Hàng Mã rất ít.

Theo kết quả khảo sát, hiện nay, trên toàn tuyến phố Hàng Mã chỉ có duy nhất một hộ vừa sản xuất, vừa kinh doanh mặt hàng mã (số nhà 21). Sản phẩm chính mà họ làm là đèn lồng và đầu sư tử. Tuy nhiên, gia đình này cũng không sản xuất ngay tại cửa hàng trên phố Hàng Mã mà làm tại cơ sở sản xuất ở vùng ngoại thành Hà Nội.

Phố nghề Hàng Mã hiện nay
Phố nghề Hàng Mã hiện nay

Nghề làm hàng mã cũng đã trải qua những giai đoạn bấp bênh nhưng chưa bao giờ mất bởi nước ta có truyền thống thờ cúng tổ tiên từ ngàn xưa. Và cho đến những năm gần đây, hoạt động sản xuất hàng mã ngày càng sôi động trở lại. Tính chất của việc sản xuất cũng thay đổi, ngày càng chuyên môn hóa cao và kỹ thuật sản xuất có sự kết hợp giữa hình thức truyền thống và hiện đại. Với những người sản xuất hàng mã thì hàng hóa của họ không bao giờ sợ ế thừa hay không tiêu thụ được bởi vì ở bất cứ đâu, người mua cũng luôn luôn có nhu cầu trong việc cúng bái, giỗ chạp, ma chay

Tố Oanh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site