16:32 | 13/09/2016

Sự tương đồng và khác biệt trong hôn nhân người Việt xưa và nay

(LV) - Người xưa quan niệm mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống còn ngày nay, sự phát triển của xã hội gắn liền với sự biến đổi của hôn nhân, nhiều hủ tục cổ truyền đã được bãi bỏ, nhiều tục lệ được cải tạo cùng với xu hướng hiện đại.

>>> Nhớ chuyến đò xưa 

Sự tương đồng

Ở mỗi giai đoạn, nghi lễ hôn nhân có những đặc điểm riêng gắn liền với kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Tuy vậy vẫn tồn tại một tổng thể nghi lễ hôn nhân với những nét tương đồng sau:

Lễ nghi hôn nhân luôn là một hệ thống nghi lễ, cho dù có được tổ chức đơn giản hay phức tạp thì cũng không thể thiếu các bước cơ bản như buổi gặp gỡ trước khi cưới, lễ đón dâu, lễ lại mặt.

Đám cưới thời xưa
Đám cưới thời xưa.

Từng bước trong quá trình thực hành nghi lễ hôn nhân đều có một số yếu tố mang tính biểu trưng rõ nét. Ví dụ như theo quan niệm truyền thống, màu đỏ là màu của hạnh phúc, của sự may mắn, sức khỏe dồi dào và luôn mang lại những điều tốt lành. Do đó trong hôn lễ, đặc biệt là lễ ăn hỏi đều sử dụng gam màu đỏ để trang trí nhà cửa, cô dâu mặc áo dài màu đỏ, bàn phủ lục đỏ, dán chữ Hỷ màu đỏ lên tường, cửa kính,… để cầu mong hạnh phúc và những điều tốt lành sẽ đến với đôi vợ chồng trẻ. Ngoài ra, trong việc chuẩn bị lễ vật, trầu cau là yếu tố không thể thiếu. Người ta hay nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”, đó cũng là biểu trưng cho sự bắt đầu một cuộc hôn nhân. Trong lễ ăn hỏi, nhận lễ vật trầu cau là đồng ý với hôn ước giữa hai họ. Đây là một nghi thức độc đáo của người Việt.

Nghi lễ hôn nhân còn mang tính chất chuyển tiếp của cuộc đời mỗi con người. Đó là sự chuyển tiếp từ trạng thái độc thân sang trạng thái có gia đình, từ việc phải phụ thuộc vào gia đình sang vị trí độc lập trong gia đình. Ta có thể nhận thấy điều này qua việc thực hành hệ thống nghi lễ hôn nhân này.

Những khác biệt

Lễ nghi hiện tại từ sáu lễ giảm xuống còn ba lễ gồm: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới. Nội dung của các lễ nghi này cũng đã được giản lược ít nhiều nhưng vẫn mang nét truyền thống của lễ cưới Việt.

Màu sắc chủ đạo trong lễ cưới vẫn là màu đỏ nhưng do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nên cũng có sự thay đổi. Trong lễ ăn hỏi cô dâu vẫn mặc áo dài màu đỏ. Còn trong lễ cưới thì cô dâu sẽ mặc váy cưới màu trắng và chú rể sẽ mặc vest. Cũng còn tùy vào sở thích của cô dâu và chú rể mà trang phục cưới cũng đa dạng hơn. Ngoài ra lễ cưới hiện đại còn có một số điểm khác biệt nữa như sau:

Chú trọng trang trí lễ ăn hỏi: Nếu trước kia, lễ ăn hỏi là ngày hoàn toàn dành cho phong tục truyền thống với tông màu trang trí phổ biến nhất là sắc đỏ thì hiện nay nhiều đôi uyên ương cũng muốn ngày ăn hỏi của mình khác đi, mới mẻ hơn. Họ sẵn sàng chọn những sắc màu tươi trẻ như xanh, vàng, cam... để không gian ngôi nhà trong ngày ăn hỏi trở nên rực rỡ hơn.

Đám cưới trong giai đoạn hiện nay
Đám cưới trong giai đoạn hiện nay.

Chọn sắc màu hiện đại cho phòng tiệc: Thay vì lựa chọn những phụ kiện trang trí sẵn có của nhà hàng, khách sạn, nhiều cô dâu chú rể lại muốn phòng tiệc có màu sắc riêng, thống nhất từ cổng hoa, khăn trải bàn tới từng chi tiết. Sắc màu được chọn còn phải phù hợp với tính cách của hai nhân vật chính và phù hợp với thời điểm tổ chức đám cưới là mùa nào trong năm.

Để tạo điểm nhấn với những sắc màu riêng, các đôi uyên ương thường chú trọng vào việc trang trí hoa bởi hoa chính là phụ kiện góp sức đáng kể nhất trong việc định hình màu sắc. Cô dâu chú rể có thể bỏ đi những cổng hoa cưới, hoa bàn tiệc sẵn có của nhà hàng và thay vào đó là mời một chuyên gia làm hoa tới lo liệu toàn bộ phần hoa trang trí trong đám cưới.

Đám cưới ngoài trời: Thay vì chỉ tổ chức tiệc trong hội trường khách sạn, nhiều cô dâu chú rể đã chọn các địa điểm ngoài trời như khu vực gần bể bơi các khách sạn lớn, các nhà hàng có sân vườn thoáng rộng. Không gian ngoài trời sẽ mang đến sự thoải mái, cũng như phong cách "Tây" cho bữa tiệc. Ngoài ra, nếu đám cưới mời nhiều khách, với nhiều lứa tuổi từ trẻ tới các bậc cao tuổi, đôi uyên ương có thể kết hợp cả hai không gian ngoài trời và trong phòng.

Nghi lễ hôn nhân của người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đã đại trải qua quá trình giao lưu và hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội,…và có những sự biến đổi nhất định về hình thức thực hành nghi lễ, về nội dung ý nghĩa của từng nghi lễ và cả những sự mất đi hay nảy sinh thêm những yếu tố mới trong hôn lễ. những những giá trị tổng thể của nghi lễ hôn nhân vẫn được gìn giữ bền vững với nhiều đặc trưng không thay đổi như các yếu tố mang tính biểu trưng hay tính chất hệ thống và tính chất chuyển tiếp trong nghi lễ,…

Tố Oanh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site