01:04 | 01/12/2016

Ninh Thuận: Thoát nghèo nhờ nuôi dê, cừu

(LV) - Nông dân của huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đang vận dụng nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng để phục vụ phát triển kinh tế gia đình, với nguồn vốn này mà đã tháo gỡ khó khăn cho nhiều nông dân.

 >>> 250 gian hàng tham gia Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2016

Người dân huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) quen gọi đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội là đồng vốn “gỡ khó”, bởi nơi đây là một trong những huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh, có khí hậu khô hạn quanh năm. Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của Ngân hàng chị Nguyễn Thị Hà (thôn Nho Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam) - một trong những hộ có hoàn cảnh khó khăn của thôn đã có vốn làm ăn, từ đây các mô hình chăn nuôi dê, cừu cũng bắt đầu xuất hiện.Năm 2011, gia đình chị được tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Nam với số tiền 20 triệu đồng, số tiền sau khi có được chị đầu tư vào nuôi dê, cừu. Với nguồn vốn của mình chị mua được 10 con cừu và 15 con dê nuôi theo hình thức sinh sản, sau hơn 2 năm nuôi chị đã có tiền trả nợ ngân hàng và tiết kiệm được ít vốn nuôi con ăn học. Nhận thấy nuôi dê, cừu theo hình thức sinh sản tốn nhiều thời gian chăm sóc nên chị tìm đến các hộ nuôi sung quanh để học hỏi cách nuôi vỗ béo, nhờ sự chịu khó này mà dê, cừu của gia đình chị ngày càng mập mạp ra.

Đầu năm 2014, một lần nữa chị 20 triệu đồng mua 20 dê, 12 cừu. Áp dụng kỹ thuật tiên tiến nuôi vỗ béo, những gì chị học đã phát huy được hiệu quả. Bình quân mỗi năm nuôi từ 2- 3 đợt, mỗi đợt nuôi 20 con dê, nuôi trong thời gian từ 4- 6 tháng xuất chuồng một lần, trung bình mỗi con đạt trọng lượng từ 20 – 24kg, với giá bán 103.000 – 105.000 đồng/kg thịt, sau khi trừ chi phí lãi trên 15 triệu đồng/đợt, vào những dịp Tết chị lãi gần 20 triệu đồng.

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi cừu, dê
Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi cừu, dê.

Theo chị Hà, các năm trước giá dê chỉ ở mức 90.000 đồng/kg, riêng năm nay giá dê tăng cao dao động 103.000 – 105.000 đồng/kg, nên gia đình thắng to ở đợt đầu tiên trong đợt bán vừa rồi. Riêng trại dê mỗi năm cũng cho thu nhập trên 40 triệu đồng, không dừng lại ở đó chị còn nuôi cừu tăng thêm thu nhập. Để có nguồn thức ăn cung cấp cho đàn dê, cừu chị Hà trồng 2 sào cỏ và tận dụng thêm lá táo của các gia đình xung quanh bổ sung làm thức ăn. Nhờ nuôi dê, cừu mà chị có tiền chu cấp hàng tháng cho con cái đi học ở xa, chị đang ấp ủ mở rộng thêm trang trại nuôi dê. Chị bộc bạch, dê là con vật dễ nuôi, giá bán ra luôn ở mức ổn định, gia đình có kinh tế đi lên nhờ vào vốn ngân hàng.

Ông Thiên Hoàng Long Phụng – Phó giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Nam cho biết: Thuận Nam là địa phương khan hiếm về nguồn nước, có khí hậu nắng nóng quanh năm. Xác định những khó khăn trên, bà con đã chuyển từ trồng lúa sang chăn nuôi dê, cừu, bò và kết hợp với trồng cỏ. Ngân hàng luôn xác định tính đặc thù của từng địa phương, rà soát các hộ có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ vay vốn. Từ đó, đã có nhiều hộ ăn nên làm ra nhờ vào vốn của ngân hàng chính sách.

Tố Oanh (Nguồn: hoinongdan.org.vn)

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site