18:39 | 23/01/2017

Bài học kinh nghiệm từ xây dựng NTM Đồng Nai

(LV) - Đồng Nai tiếp tục dẫn đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới với 5 đơn vị cấp huyện và 104 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời có 7 xã về đích nông thôn mới nâng cao.

 >>> Huyện Kông Chro Giúp người dân nâng cao năng suất lúa nước

Hơn 5 năm kể từ khi bắt tay vào xây dựng chương trình NTM bộ mặt nông thôn Đồng Nai đã có những sự chuyển biến tích cực. Kết cấu hạ tầng giao thông cũng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương an tâm đầu tư sản xuất.

Ngay từ khi bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Đồng Nai đã xác định rõ: Xây dựng NTM muốn thành công phải phát huy được nguồn nội lực từ chính người dân.

Xuất phát từ nhận thức đó, để người dân “đồng lòng, chung sức” xây dựng NTM, Đồng Nai đã yêu cầu các tổ chức, đoàn thể và đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo phải bám sát thực tiễn, gần gũi, lắng nghe dân và giải thích để dân hiểu về tầm quan trọng của họ trong xây dựng NTM. Kết quả, từ chỗ coi việc xây dựng NTM là việc của Nhà nước, người dân nông thôn đã nhận thấy xây dựng NTM là công việc của chính mình, con cháu mình, cho quê hương mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Để người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, Đồng Nai đã quán triệt các địa phương phải công khai, minh bạch trong xây dựng NTM theo phương phâm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Cùng với đó, xác định vai trò quan trọng của người đứng đầu, các địa phương đã mạnh dạn thay thế cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, làm việc cầm chừng nhằm tạo niềm tin đối với người dân. “Trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu cán bộ nào không thực hiện đúng yêu cầu, không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì huyện sẽ điều chuyển công tác để thay thế người có năng lực hơn. Tỉnh cũng quan tâm đến công tác khen thưởng đối với cán bộ, người dân làm tốt việc xây dựng nông thôn mới để tạo động lực thi đua.

Đánh giá về kết quả xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, “chìa khóa” thành công trong xây dựng NTM của Đồng Nai chính là bài học “lấy dân làm gốc”, lấy sức dân để lo cho dân, phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực nhất là nguồn lực từ chính người dân.

Trong 5 năm (2011-2015) tổng vốn huy động xây dựng NTM của tỉnh là hơn 176.000 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách gần 19.000 tỷ đồng (chiếm 10,6%), vốn tín dụng hơn 16.000 tỷ đồng (chiếm 9,1%), vốn huy động từ các doanh nghiệp gần 30.000 tỷ đồng (chiếm 16,8%) và nguồn vốn nhân dân đóng góp gần 25.000 tỷ đồng (chiếm 14,18%). Ngoài ra, nhờ đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”, người dân đã tự nguyện hiến hàng trăm ha đất để làm đường giao thông, kênh mương thủy lợi, các công trình phúc lợi.

Riêng năm 2016, tỉnh có thêm 1 huyện, 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đây là bước đột phá đầy ấn tượng vì đến đầu tháng 12-2016, toàn tỉnh mới có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đặc biệt, xác định mục tiêu cao nhất trong xây dựng NTM là nâng cao thu nhập của cư dân vùng nông thôn, Đồng Nai đã thay đổi phương thức sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ sang quy mô tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ và đã hình thành các vùng chuyên canh rộng lớn. Trong đó, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất được xem là khâu đột phá nhằm tăng nhanh thu nhập của nông dân ở vùng nông thôn.

Việc hình thành những vùng chuyên canh nông sản năng suất cao rộng lớn, kết hợp với việc áp dụng khoa học - công nghệ đang giúp nông dân tăng nhanh thu nhập. Tính đến hết năm 2015, giá trị sản phẩm trên 1 ha diện tích trồng trọt và nuôi trồng thủy sản ước đạt hơn 105 triệu đồng/ha (tăng hơn 23% so năm 2011). Qua đó, đưa thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2015 ước đạt 36 triệu đồng/người/năm (tăng hơn 59% so với năm 2011).

Tỉnh cũng thuộc tốp đầu trong tăng trưởng ngành nông nghiệp của cả nước. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong năm 2016 ước đạt trên 29,6 ngàn tỷ đồng, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2015, cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của cả nước là 1,4%.

Đồng Nai cũng là tỉnh đạt hiệu quả bước đầu cho nhiều chương trình, đề án lớn trong mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn hướng đến thị trường xuất khẩu. Cụ thể, dự án cánh đồng lớn trên cây ca cao đã xuất khẩu tốt vào các thị trường khó tính, như: Nhật Bản, Hàn Quốc; dự án cánh đồng lớn ca cao trồng xen canh trong vườn điều với quy mô cả ngàn hécta thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia; đề án xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ heo VietGAHP vào thị trường TP.Hồ Chí Minh với hàng trăm hộ chăn nuôi tham gia…

Không chỉ tập trung nâng cao thu nhập, việc cải thiện, nâng cao đời sống của người dân cũng được chú trọng quan tâm. Trong 5 năm, hơn 3.000 tỷ đồng đã được đầu tư để xây dựng, nâng cấp, cải tạo 1.838 km đường giao thông nông thôn các loại, 62 công trình cầu, cống phục vụ đi lại tại các xã.

Cùng với đó, để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân hơn 278 km đường dây điện trung thế, 515 công trình trường học các cấp, 18 trạm y tế tại các xã vùng nông thôn cũng đã được sửa chữa, xây dựng mới. Việc đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất cho vùng nông thôn với 4 trụ cột chính “điện-đường-trường –trạm” đã bước đầu đảm bảo phục vụ tốt cho đời sống và sinh hoạt của cư dân nông thôn. Qua đó, rút ngắn khoảng cách giữ nông thôn và thành thị. Quan trọng hơn, trong mắt người dân, nông thôn giờ đã là nơi đáng sống. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để Đồng Nai hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh NTM vào năm 2020.

Việc tập trung đi sâu vào chất lượng chứ không chỉ chạy theo số lượng được thể hiện khá rõ qua các chỉ tiêu đề ra trong Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, tỉnh đề ra mục tiêu về thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 44 triệu đồng/người vào năm 2017 và tăng lên 59 triệu đồng vào năm 2020. Nhìn vào thực tế, mục tiêu trên hoàn toàn có thể đạt được vì hiện ở các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tiêu chí thu nhập đều đạt từ gần 49 triệu đồng đến trên 55 triệu đồng/người/năm, cao hơn rất nhiều so với chuẩn của tỉnh là 45 triệu đồng/người/năm. Đây cũng là mục tiêu cơ bản của việc nâng chất xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Bình Nhi (Nguồn: hoinongdan.org.vn)

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site