14:58 | 11/05/2017

Lê Huy Miến: Người đi trước thời đại

(LV) - Trong thế kỷ XIX, xu hướng chung, nhiều người trẻ tuổi sau khi học hành đỗ đạt từ Pháp trở về đều chọn con đường làm quan. Thì người trai trẻ Nguyễn Huy Miến lại chọn con đường vẽ và dạy học để sống trọn vẹn cho niềm đam mê mỹ thuật.

 >>> Những vị tướng tuổi Dậu nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

Kẻ sĩ chốn quan trường

Đến nay, trước sau như một, nhận định về cụ Lê Huy Miến giới hội họa thế giới ghi nhận: “Văn Miến 1873 - 1943 được nhớ đến như là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên, là bậc thầy về kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu châu Âu” (Theo geringerart.com). Sinh bất phùng thời, ảnh hưởng của Lê Huy Miến không mạnh, do môi trường mỹ thuật trong nước lúc ấy chưa thích người bạn thân, đầu năm 1907 Lê Huy Miến mới vào Huế nhận chức giáo sư hội họa và Pháp văn tại trường Quốc Học. Giai đoạn này, ông Miến làm nghề giáo có nhiều học trò thành danh, trong đó phải kể tới Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Tài năng phát lộ, uy tín của ông ngày càng cao. Năm 1913, bộ học chuyển ông sang làm trợ giáo tại trường Hậu Bổ. Đến cuối năm 1914 được thăng chức Phó Đốc giáo (Hiệu phó), năm 1919 thăng làm Đốc giáo (Hiệu trưởng). Năm 1923, ông chuyển sang phụ trách trường Quốc Tử Giám (Học viện cao cấp quốc gia), trở thành Tế tửu (hiệu trưởng), kiêm dạy cả vẽ và Pháp văn. Ông về hưu vào tuổi 56, vì mắt bị mờ. Ông được thăng Lễ bộ Thượng thư trị sự Thiện đại phu.

Chân dung danh hoạ Lê Huy Miến
Chân dung danh hoạ Lê Huy Miến.

Trong công việc của nhà giáo, ông nổi tiếng ngay thẳng. Năm 1919 ônggiữchức Đốcgiáotrường Hậu Bổ, nơi đào tạo các sĩ tử đã đỗ cử nhân, học ba năm để ra làm quan. Trong kỳ thi tốt nghiệp ở trường Hậu Bổ, Đốc giáo Miến cương nghị đánh hỏng người cháu của quan Thượng thư Bộ Học Hồ Đắc Trung (ông này cũng là nhạc phụ của vua Khải Định) vì thí sinh này chép tài liệu.

Không muốn làm quan, đốivới Lê Huy Miến, người đã 7 năm “du học” tại Paris, không phải thiếu cách kiếm tiền. Bằng danh tiếng và tài năng của mình, ông dễ dàng làm giàu bằng nghề vẽ tranh chân dung cho quan lại, phú hộ tại kinh thành Huế. Giá phải trả cho một bức thời ấy tương đương giá mua một ngôi nhà khang trang. Nhưng nền nếp phong lưu tao nhã của một nhà giáo không cho phép ông “hạ mình” đi vẽ kiếm tiền của bọn trọc phú, quan Tây.

Một nghệ sĩ kiêu hãnh

Sinh thời, mỗi lần ông chịu cầm bút vẽ tranh thì chọn lựa đối tượng rất kĩ, đều là những người đáng kính. Tranh ông vẽ chỉ đểtặngbiếu.Đếnnhàvuacũngbịôngtừchối. Thượng thư Đào Tấn kể lại: Lê Huy Miến bằng lòng vào cung vẽ chân dung cho vua Thành Thái. Vẽ xong, xem tranh vua rất hài lòng. Biết tính ông, không nên ban thưởng tiền bạc, chức tước, nhà vua phá lệ thưởng cho họa sĩ được ngồi ăn cơm với mình. Sau này biết chuyện, vua Khải Định cũng muốn mời ông Miến vào cung vẽ chân dung cho mình. Bị ông viện cớ “mắt kém” từ chối, vua Khải Định bực dọc nhận xét: “Ông Tế Miến này rất kiêu. Vẽ chân dung cho Đức Thành Thái được, mà lại từ chối vẽ cho Trẫm”.

Nghe danh tiếng ông, viên Công sứ Pháp đưa vợ con đến thiết tha xin được vẽ chân dung. Bất ngờ khi bức tranh hoàn thành, Công sứ hỏi giá bao nhiêu, họa sĩ bảo 30 đồng. Thời ấy số tiền này có thể mua một ngôi nhà. Viên Công sứ bấm bụng trả. Họa sĩ cầm số tiền lớn đó trao hết cho người thợ mộc đóng khung tranh.

Được tiếp thụ đầy đủ nền mỹ thuật phương Tây ở chính “cái nôi” hội hoạ là Paris (1892 - 1898), Lê Huy Miến đi trước thời đại đến hơn 20 năm. Dân ta lúc đó vốn quen với phong cách hội hoạ dân gian truyền thống, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của mỹ thuật cổ điển Trung Hoa, nên tranh sơn dầu của Lê Huy Miến không có người thưởng thức. Buồn. Cô độc. Đời làm quan thanh liêm, giàu chất nghệ sĩ, nên tranh của ông thường để lại một khoảng trống mông mênh xung quanh nhân vật trung tâm.

“Bình văn” tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam do Lê Huy Miến vẽ
“Bình văn” tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam do Lê Huy Miến vẽ.

Ngôi nhà đầu tiên và cuối cùng thuộc sở hữu của người nghệ sĩ tài hoa do một nhóm học trò quyên góp mua tặng. Nó đơn sơ như cuộc đời nhà giáo, ba gian vách ván. Cách thành phố Huế khoảng 30 km (làng Phò Trạch) nhưng chẳng mấy khi có khách đến. Sống mai danh ẩn tích, ông Lê Huy Miến mất vào một ngày mưa ngâu ảm đạm (6/6/1943).

Hay tin, học trò khắp nơi tề tựu về lo ma chaychothầy. Chủlễlàông Nguyễn Tất Đạt (ông Cả Khiêm, anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh), đại diện học sinh trường Quốc Học. Ông Nguyễn Trác, đại diện học sinh trường Quốc Tử Giám. Mặc dù không ưa ông, nhưng triều đình Huế để che miệng thế gian, truy tặng ông hàm Tế tửu Quốc Tử Giám, Hiệp tá đại học sĩ, Vinh lộc đại phu.

Theo các nhà nghiên cứu: “Suốt cuộc đời, ông Lê Huy Miến sống trọn vẹn danh giá của một nhà nho yêu nước, một nhà giáo mẫu mực khẳng khái. Tài năng của ông xứng đáng là người họa sĩ đầu tiên đưa nền mỹ thuật Việt Nam từ lúc còn mang đậm chất mỹ nghệ, dân gian và chịu ảnh hưởng tranh Tàu, sang giai đoạn mới với sự hội nhập văn hóa Âu Tây”. Vì thế, Lê Huy Miến xứng danh là họa sĩ vẽ chân dung bậc thầy Việt Nam. Do bản tính kén chọn, ông Miến sáng tác rất ít, trên 13 bức - theo thống kê của nhà sưu tập Ngô Kim Khôi. Song hiện nay chỉ còn giữ được 7 bức, tại Huế, chùa Ba La Mật đang lưu giữ 2 bức. Vẽ theo trí nhớ là phong cách sáng tác của ông Miến đã học 7 năm ở trường Mỹ thuật Pháp.

Trong những tác phẩm hiếm quý của ông, Lê Huy Miến đã làm nên một sự phốihợptàihoagiữamỹthuật Đôngvà Tây. Chất hiện đại và nguyên thuỷ. Tất cả hoà quyện làm nên cái thần của nhân vật, đặc sắc, độc đáo.

Vũ Hào

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site